Mưu đồ mới của Trung Quốc
Song song với việc đưa giàn khoan HảiDương 981 và tàu hộ tống vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bắc Kinh còn đangcó những hoạt động xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đe dọa an ninh khu vực
Theo Bloomberg, Trung Quốc bị tố đang xây dựng đường băng trên bãi đá ngầm Gạc Ma, đồng thời cónhiều động thái cải tạo đất tại các bãi Ga Ven và Châu Viên. Những hình ảnh chụp từ trên không côngbố gần đây cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo Gạc Ma từ tháng 2-2013. Những cấu trúc bê-tôngcũng được dựng lên ở đó. Nghiêm trọng hơn, ý đồ của Trung Quốc xây đảo nhân tạo và lập căn cứ quânsự tại bãi đá ngầm Chữ Thập đe dọa thay đổi cục diện của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, chỉ ra thủ đoạn quen thuộc mà Bắc Kinhluôn áp dụng trong quá trình xâm lấn biển Đông. Trước hết, Trung Quốc lấy cớ xây nơi trú ẩn tạm chongư dân ở khu vực tranh chấp rồi biến chúng thành các cấu trúc bê-tông và nơi đồn trú của quân đội- như những gì từng làm ở bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông cảnh báo thêm sựhiện diện của căn cứ quân sự Trung Quốc trên đảo nhân tạo ở biển Đông sẽ đe dọa an ninh của mộtloạt nước xung quanh, trong đó có Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Cựu quan chức Philippines giải thích:"Căn cứ mà Trung Quốc dự tính xây bao gồm cả bến tàu để có thể tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khutrục. Ngoài ra, họ còn định xây một đường băng có chiều dài hơn 1,6 km. Đây là điều đáng báo độngbởi họ có thể đậu máy bay chiến đấu ở đó. Với phạm vi hoạt động hơn 3.200 km, chiến đấu cơ J-11 củaTrung Quốc có thể đặt toàn bộ Philippines, Việt Nam và một phần Malaysia vào tầm ngắm".
Vi phạm luật pháp quốc tế
Theo Bloomberg, đảo nhân tạo có thể phục vụ cho tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, đồngthời tạo ra các căn cứ quân sự để nước này kiểm soát vùng biển nơi có những tuyến hàng hải bận rộnnhất thế giới. "Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là nắm quyền kiểm soát thực tế - dù không phải làchính thức và hợp pháp - đối với các vùng nước lân cận, vùng biển phía Tây Thái Bình Dương" - ôngRichard Javad Heydarian, giảng viên Trường ĐH Ateneo de Manila (Philippines), nhận xét. Theo ông,hành động của Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà nước này thamgia bởi văn kiện quy định "một nước không thể biến bãi đá ngầm hoặc bãi cạn thành một hòn đảo chỉvì họ có thể làm điều này".
Bên cạnh đó, việc xây đảo nhân tạo và đường băng trên đó còn giúp Trung Quốc dễ dàng lập Vùngnhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông. Những đảo san hô nhỏ ở biển Đông này nằm cách lục địaTrung Quốc đến gần 2.500 km nên máy bay Bắc Kinh không có khả năng tuần tra thường xuyên. ÔngRichard Bitzinger, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), nhận địnhBắc Kinh cần có máy bay đóng ở biển Đông nếu muốn thực thi ADIZ và đường băng nhân tạo giúp ích chobước đi này.
Đối phó Mỹ cũng là mục tiêu của việc xây đảo. Báo Investor's Business Daily (Mỹ) dẫn lời ôngRobert D. Kaplan, chuyên gia trưởng Công ty Tình báo tư nhân Stratfor, cho rằng Trung Quốc sẽ kiểmsoát thêm các vùng biển và vùng trời ở biển Đông nhờ vào đảo nhân tạo, từ đó giảm bớt vai trò"người bảo vệ hòa bình và thương mại" của Mỹ ở khu vực. Ông Kaplan còn lo ngại về nguy cơ TrungQuốc tăng cường ảnh hưởng "độc hại" nếu chiến lược xoay trục của Mỹ không được thực hiện nghiêmtúc.
Nguồn Người lao động