Tình yêu dành cho vàng của người Ấn Độ có nguồn gốc từ truyền thống và văn hóa, khiến vàng trở thành tài sản trường tồn theo thời gian. Ảnh: Reuters

 
Lam Nhi Thứ Hai | 23/09/2024 10:12

Mức tiêu thụ vàng so với nguồn cung trong nước

Ấn Độ lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi Trung Quốc tự sản xuất một phần lớn, phản ánh sự khác biệt trong thị trường vàng toàn cầu.

Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc chiếm ưu thế về nhu cầu vàng, cả hai quốc gia đều đối mặt với những tình huống khác nhau khi so sánh về khoảng cách cung ứng. Với ngành công nghiệp trang sức lớn, tiêu thụ vàng của Ấn Độ cao gấp 50 lần so với sản lượng nội địa. Trong khi đó, Trung Quốc sản xuất hơn 1/3 số vàng mà họ cần.

Đồ họa dưới đây so sánh nhu cầu vàng (tính bằng tấn) với sản lượng vàng nội địa ở 10 quốc gia được chọn. Dữ liệu được lấy từ Hội đồng Vàng Thế giới và được biên soạn bởi Công ty Vàng Bullion tính đến năm 2023.

Vàng giữ vai trò trung tâm trong văn hóa Ấn Độ, được coi là một tài sản tích trữ, biểu tượng của sự giàu có và địa vị, cũng như là phần thiết yếu trong nhiều nghi lễ. Kim loại này đặc biệt được coi là mang lại may mắn trong văn hóa Hindu và Jain. Với dân số hơn 1 tỉ người, Ấn Độ đứng đầu trong bảng xếp hạng với nhu cầu vàng lớn, chủ yếu cho trang sức và thỏi vàng.

Vàng được yêu thích trên khắp đất nước Ấn Độ đã đẩy nước này lên vị trí tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), chiếm khoảng 25% nhu cầu vàng toàn cầu. Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện sáng kiến mang tên “Sản xuất vàng tại Ấn Độ” nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm liên quan đến vàng của đất nước, khuyến khích xuất khẩu và kích thích tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực này.

Trung Quốc đứng thứ hai, với nhu cầu chủ yếu đến từ vai trò của vàng như một tài sản tích trữ, đặc biệt là từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Các Ngân hàng Trung ương tìm kiếm vàng như một cách để phòng ngừa lạm phát và giảm giá trị tiền tệ. Kể từ năm 2022, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng dự trữ vàng của mình thêm 316 tấn.

Đứng ở vị trí thứ ba về nhu cầu vàng, Mỹ tiêu thụ 249 tấn vào năm 2023, trong khi sản lượng nội địa chỉ đạt 167 tấn. Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ tư, với sản lượng khai thác năm 2023 đạt 37 tấn, thấp hơn năm lần so với nhu cầu 202 tấn.

Có thể bạn quan tâm:

Nông dân Nhật Bản bỏ nuôi bò sữa vì dân số giảm

Nguồn Visualcapitalist