Mua phiếu bầu ở Indonesia
Chính trị gia Taufik Basari mới đây kể lại rằng khi ông đến quận Jakarta để vậnđộng người dân đi bỏ phiếu cho mình, nhiều người đã thất vọng vì ông không phát phong bì. "Một sốngười lục trong xấp tờ rơi để tìm tiền. Họ vẫn nghĩ sẽ có tiền hoặc được phát hàng tạp phẩm" - ôngkể.
Không chỉ ở trung tâm, những nơi hẻo lánh như đảo Sumba, người dân cũng vui vẻnhận gà, thịt heo từ các ứng viên dù chỉ mới vài tháng trước đó đã xảy ra các vụ bạo loạn đẫm máuliên quan đến việc mua phiếu. 15 người bị giết, phần lớn bị chém bằng dao, và 75 ngôi nhà bị đốtsau khi có tin một đại biểu chiến thắng trong đợt bỏ phiếu ở tây nam Sumba hối lộ tòa án hiến phápđể giành chức lãnh đạo quận.
Mới đây, hàng ngàn người ủng hộ Đảng Golkar, đảng lớn thứ hai của Indonesia, kéovề thủ đô Jakarta. Họ mặc áo vàng có hình chân dung các ứng viên của đảng này. Họ được ăn trưa miễnphí và được hứa cho thêm 50.000 rupiah (khoảng 4 USD) khi trở về nhà. Họ không hề nghĩ điều đó làsai trái. "Đó không phải là mua phiếu. Chỉ là tiền xăng và tiền nước thôi" - Djami'at Ibrahim, 56tuổi, khẳng định, dù các khoản đi lại, nước uống đã được bao hết.
Nhắm vào người nghèo
Các món quà, tiền có vẻ nhỏ nhưng lại rất có giá trị với rất nhiều người ởIndonesia, nơi mà một nửa trên tổng số 250 triệu dân sống dưới hoặc bằng mức nghèo 2 USD/ngày.Nhiều người tham gia các đợt tuần hành là những thanh niên hoặc người nghèo, một số đến từ các khuổ chuột không điện, nước của Indonesia.
Hầu hết cử tri Indonesia chỉ nhận được các món quà, tiền nhỏ nhưng những người cóảnh hưởng trong các cộng đồng sẽ được nhiều hơn nếu chịu bắt tay ủng hộ ứng viên. Mới đây, người tathấy nhiều lãnh đạo các nhóm thiểu số tôn giáo được mời đến nhà một ứng cử viên gần Jakarta. Vợ mộtlãnh đạo cho biết họ được tặng quần áo và phong bì đầy tiền cùng lời hứa sẽ thúc đẩy luật giúp đỡcộng đồng thiểu số của họ. "Tôi nghĩ ông ta muốn mua phiếu và sự ảnh hưởng của chồng tôi. Điều nàylà sai" - bà này nói. Dù vậy, bà thừa nhận vẫn cầm số tiền. "Dù sao thì tôi cũng định bỏ phiếu choông ấy chứ không phải vì tiền".
Luật pháp Indonesia quy định việc mua phiếu, bằng tiền hoặc các vật phẩm khác, cóthể bị phạt đến 48 triệu rupiah (khoảng 4.300 USD) và bốn tháng tù. Nhưng tình trạng mua phiếu vẫnphổ biến vì "tư tưởng của người dân vẫn chưa thay đổi. Nhiều người thấy kỳ cục nếu chính trị giakhông cho họ thứ gì đó", ông Abdullah Dahlan thuộc Tổ chức Giám sát tham nhũng Indonesia lýgiải.
Vòng luẩn quẩn
Dù vậy, phát tiền cho cử tri không có nghĩa là các ứng viên sẽ chắc chắn nhận đượcsự ủng hộ trong cuộc bầu cử quốc hội, cơ sở để tiến hành cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 7-2014.AFP cho biết hơn 55% số người tham gia cuộc khảo sát của Indikator hồi tháng 12-2013 cho biết họnhận tiền nhưng không nhất thiết phải bỏ phiếu cho người cho tiền. Thậm chí nhiều người nhận tiềnnhưng lại không đi bỏ phiếu.
Ông Michael Keraf, một cha xứ ở Sumba, đang tiến hành một chiến dịch để dẹp nạnmua phiếu bầu trên đảo. "Chúng tôi cố gắng thuyết phục người dân đừng chỉ nhìn vào tiền. Một minhhọa rất đơn giản, một con gà có giá 5 - 10 USD ngoài chợ, nếu bạn nhận một con gà từ một ứng cửviên chẳng khác nào tự nhận rằng sự chính trực của bạn có giá trị không hơn một con gà - ông nói -Giải thích theo cách này sẽ khiến mọi người phải suy nghĩ".
Những chính trị gia nói không với tham nhũng như Taufik Basari giải thích thêmvòng luẩn quẩn của tham nhũng: "Nếu ứng viên mua phiếu bầu, ông ta sẽ tốn rất nhiều tiền và khi vàođược quốc hội, ứng viên sẽ phải tham nhũng để bù đắp lại".
Cử tri vẫn đòi quà Một loạt cuộc khảo sát toàn quốc cho thấy người dân Indonesia hi vọng các ứng viêncủa cuộc bầu cử có các phẩm chất trung thực và không tham nhũng. Nhưng nghịch lý là các cuộc thămdò cũng cho thấy hàng triệu người Indonesia xem việc mua phiếu bầu là chuyện bình thường và chấpnhận được. "Mọi người không nghĩ hành động này là tham nhũng. Họ không thấy rằng khi nhận số tiềnlà họ đang góp phần vào tham nhũng ", đại diện Tổ chức Quỹ châu Á tại Indonesia Sandra Hamid nhậnđịnh trên AFP. Cuộc khảo sát của Quỹ châu Á và Tổ chức Indikator của Jakarta cho thấy hơn 40% cửtri Indonesia cho biết sẽ nhận tiền hoặc quà từ các ứng cử viên. Những người ở nông thôn có xuhướng chấp nhận việc mua phiếu hơn những người ở thành thị. |
Cảnh báo rửa tiền Với việc các ứng cử viên ở Indonesia đổ hàng núi tiền vào chiến dịch tranh cử, cácnhà quan sát cảnh báo rằng các lỗ hổng luật pháp có thể tiếp tay cho các đảng phái và ứng cử viêntham nhũng và rửa tiền. Theo The Jakarta Globe, năm ngoái Trung tâm báo cáo và phân tích giao dịch tàichính Indonesia (PPATK) đã ghi nhận một xu hướng giao dịch khả nghi trước và sau mùa bầu cử. Trongsố các nhân vật thực hiện giao dịch khả nghi này có cả các nghị sĩ đương nhiệm. Tổng giám đốc Hiệp hội bầu cử và dân chủ Titi Anggraini chỉ ra những vụ việc rửatiền như trên thường rơi vào các ứng cử viên chỉ chăm chăm vào lợi ích cá nhân hơn là trách nhiệmcủa họ trong tương lai nếu thắng cử. "Chính những suy nghĩ kiểu này khiến các ứng cử viên càng hăm hở làm lợi sau khiđược bầu" - bà Titi nói và cho biết thêm những vụ rửa tiền qua giao dịch ngân hàng bị phát hiện chỉlà phần nổi của tảng băng. Rất nhiều người dùng giao dịch tiền mặt. Năm 2013, Ủy ban Tổng tuyển cử (KPU) đã ban hành các quy định về việc báo cáo tàichính tranh cử cho các ứng cử viên nghị viện. Các chính đảng phải tuân thủ việc mở các tài khoảnngân hàng đặc biệt để gây quỹ tranh cử, báo cáo thu chi cũng như các khoản quyên góp. The Jakarta Globe dẫn báo cáo cho biết tổng ngân quỹ cho vận động tranh cử của 12chính đảng trong cuộc bầu cử năm nay vào khoảng 170 triệu USD. Tuy nhiên, bà Titi cũng đặt câu hỏivề việc thực thi các quy định của KPU cũng như khả năng các đảng khai man. |
Nguồn Tuổi trẻ