Thứ Năm | 21/06/2012 15:08

Một trật tự kinh tế thế giới mới đang hình thành

Trong trật tự thế giới tài chính mới, rõ ràng các cựu thuộc địa hiện đang mở hầu bao để cứu các ông chủ cũ thoát khỏi thảm họa.
Tờ "Thời báo Kinh doanh Quốc tế" (Mỹ) ngày 20/6 nhận định, hiện nay một trật tự thế giới mới đang xuất hiện ngược lại bánh xe lịch sử.

Các nền kinh tế châu Á vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính lớnnăm 1997 và sau đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải ra tay cứu trợ để ổn định các đồng tiền khu vực.Hơn một thập kỷ sau, chính các nền kinh tế châu Á đang đóng góp rất lớn vào sáng kiến của IMF đểvực dậy các hệ thống tài chính ở châu Âu đang sống dở chết dở vì các khoản nợ. Nói cách khác, thếgiới bị đảo lộn trong khoảng thời gian ngắn ngủi 12 năm.   

Các nền kinh tế châu Á và mới nổi chiếm hơn 40%quỹ cứu trợ "bức tường lửa" mới của IMF để cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU). Cácnước bên ngoài châu Âu cung cấp 189 tỷ USD trong tổng số 456 tỷ USD như đãcam kết. Trong khi đó Mỹ và Canada không hề đóng góp một xu với lý do số tiền như vậy quá ít khôngcứu nổi châu Âu và rằng người châu Âu nên tự cứu mình.

Vậy trong khi bản thân các nước phương Tây đang chia rẽ trong việccứu trợ hệ thống tài chính của châu Âu, tại sao các nước còn lại trên thế giới, trong đó nhiều nướcvẫn rất nghèo khổ, tích cực tham gia khoản cứu trợ?

Các nước châu Á là các mạnh thường quân của cácnguồn đóng góp không phải châu Âu: Nhật Bản cam kết đóng góp 60 tỷ USD, Trung Quốc đề nghị 43 tỷUSD, Hàn Quốc 15 tỷ USD, Ấn Độ 10 tỷ USD, Singapore 4 tỷ USD, Thái Lan, Malysia và Philippines mỗinước cam kết 1 tỷ USD. Các nước khác cũng tỏ thái độ hào phóng: Saudi Arabia cam kết 15 tỷ USD,Nga, Brazil và Mexico mỗi nước cam kết chi 10 tỷ USD và Nam Phi cũng bỏ ra 2 tỷ USD.

Trong trật tự thế giới tài chính mới, rõ ràng các cựu thuộc địa hiệnđang mở hầu bao để cứu các ông chủ cũ thoát khỏi thảm họa. Nhiều chính phủ nói trên sẽ bị người dântrong nước phản đối, vì họ cho rằng số tiền đóng góp nên để chi dùng cho các vấn đề cần thiết hơntrong nước. Nhưng các khoản tiền đóng góp đó đâu phải vì sự hảo tâm của các nước mới nổi mà chúngđược kèm theo nhiều ràng buộc.       

Các nước đóng góp cho quỹ cứu trợ, đặc biệt các nước thànhviên BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, bỏ ra khối lượng tiền lớn bởi họ muốn mộtsố điều kiện và thực tế các nước này đã đưa ra các điều kiện đó.

Ngày 19/6, BRICS ra một tuyên bố chung nhấn mạnh: "Các khoản đónggóp mới sẽ được thực hiện với điều kiện tất cả các cải cách nhất trí năm 2012 phải được thực hiệnđầy đủ, kể cả cải cách toàn bộ sức mạnh lá phiếu và phần đóng góp". Tuyên bố chung của BRICS đềnghị IMF phân bổ lại sức mạnh lá phiếu lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi.

Thực tế, quốc hội của các nước thành viên khác thuộc IMF chưa phêchuẩn những thay đổi mới, từ đó các nước mới nổi tỏ ra thất vọng và cho rằng họ đang bị gạt rangoài một tổ chức kinh tế quốc tế lớn mặc dù phần đóng góp của các nước này vào mức tăng kinh tếtoàn cầu ngày càng tăng. Khi đề nghị đó trở thành hiện thực, tỷ lệ phiếu mới sẽ đưa Trung Quốc lênvị trí thứ 3 về số phiếu bầu, sau Mỹ và Nhật Bản, trong IMF.

Hiện nay Trung Quốc có tỷ lệ phiếu bầu ít hơn Pháp hoặc Anh mặc dùcó nền kinh tế lớn gần gấp 5 kinh tế của mỗi nước. Năm ngoái, trước một đợt điều chỉnh, Ấn Độ vẫncó tỷ lệ phiếu bầu thấp hơn Hà Lan-nước có dân số ít hơn 70 lần và kinh tế chỉ bằng 1/6 của Ấn Độ.Theo điều chỉnh lá phiếu mới, các nước đang phát triển và thị trường mới nổi sẽ chiếm 44,7% phiếubầu trong IMF, cao hơn 41,2% phiếu bầu của G-7 (bảy cường quốc cho đến nay vẫn đứng đầu IMF), trongđó Mỹ sẽ tiếp tục có số lượng phiếu bầu lớn nhất 16,5%.

Tháng 6/2011, BRICS khẳng định truyền thống chỉ định một người châuÂu, thường là một quan chức Pháp, lãnh đạo IMF là cách làm lỗi thời. Với sức mạnh đồng tiền và ảnhhưởng ngày càng tăng của BRICS, chẳng bao lâu nữa họ sẽ tìm kiếm cơ hội để xóa bỏ truyền thống kéodài 67 năm qua của IMF.

Nguồn Chinhphu.vn


Sự kiện