Thứ Sáu | 21/09/2012 09:47

Một loạt ngân hàng trung ương có thể sắp hạ lãi suất

Chính sách nới lỏng tiền tệ mà các nước phát triển vừa công bố có thể khiển các nền kinh tế mới nổi thực hiện các bước tương tự.
Bài báo đăng trên tờ Wall Street Journal hôm qua 20/9 cho rằng các biện pháp can thiệp vào thị trường tài chính của ngân hàng trung ương ở các nước phát triển có thể gây ra hiệu ứng domino đối với các nền kinh tế mới nổi, khiến các nước này có thể thực hiện các biện pháp nhằm giảm áp lực đồng nội tệ nước mình tăng giá.

"Các nhà đầu tư và tài sản của họ đang đổ xô đến các quốc gia nơi có lãi suất cao hơn so với mức lãi suất mà các nước Nhật Bản, Mỹ và một số nước châu Âu đưa ra. Điều này khiến ngân hàng trung ương của các nước khác có thể thay đổi chính sách tiền tệ nhằm giữ tỷ lệ lãi suất thấp hoặc khiến đồng nội tệ của họ kém hấp dẫn hơn", bài viết cho biết.

Một loạt thay đổi đã được ngân hàng trung ương ở các nước phát triển công bố vào tháng 9. Trong đó. ngân hàng trung ương châu ÂU (ECB) đã công bố chương trình mua trái phiếu không giới hạn nhằm vực dậy nền kinh tế khu vực eurozone.

Ngày 13/9, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã công bố đợt nới lỏng định lượng lần thứ 3 (QE3), theo đó, mỗi tháng Fed sẽ dành 40 tỷ USD trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp nhằm cải thiện thị trường lao động.

Tiếp đó, ngân hàng trung ương Nhật Bản ngày 19/9 cũng quyết định tăng quy mô chương trình mua tài sản từ 70 nghìn tỷ lên 80 nghìn tỷ yên.

Bài báo lưu ý rằng, cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương ở các nước phát triển, nhiều nhà đầu tư hy vọng các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ đưa ra mức lợi suất cao hơn và nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng tốt hơn.

Theo bài báo, ở đợt nới lỏng định lượng trước của Fed, đồng USD suy yếu đáng kể so với hầu hết các đồng tiền khác. Chỉ số Dollar, thước đo giá trị đồng USD so với các đồng tiền mạnh khác giảm 18% trong vòng 13 tháng kể từ tháng 6/2010 do kỳ vọng về các biện pháp kích thích kinh tế của Fed bắt đầu tăng khi chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD kết thúc vào mùa hè năm sau.

Bài báo cũng đề cập đến sự suy yếu của đồng USD ít rõ ràng hơn vào thời điểm trước khi Fed công bố QE3 trong khi nền kinh tế toàn cầu hiện nay suy yếu hơn so với thời điểm cuối năm 2010, khi Fed khởi động đợt nới lỏng định lượng lần 2. Thị trường việc làm ở Mỹ suy giảm mạnh từ đầu năm trong khi khu vực eurozone tiếp tục chìm sâu vào suy thoái. Kéo theo đó, hoạt động xuất khẩu của các nền kinh tế mới nối cũng gặp nhiều khó khăn.

Tờ Wall Street Journal cũng cảnh báo thêm rằng nỗi lo về lạm phát và bong bóng tài sản do các ngân hàng trung ương bơm tiền vào hệ thống sẽ nhanh chóng trở lại nếu kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại.

Nguồn Tân Hoa xã/Khampha


Sự kiện