Một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khác có thể đang tới gần
Bà Julius cho rằng kịch bản tồi tệ nhất chính là việc một trong những sự kiện trên đây có thể đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới (GFC II).
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra bởi 3 nguyên nhân, bà Julius cho biết. Thứ nhất, kinh tế thế giới vẫn còn quá mong manh về hình dạng và chỉ mới bắt đầu hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Các hộ gia đình và các chính phủ vẫn đang vật lộn thanh toán hết gánh nặng nợ, trong khi các ngân hàng phải thu hẹp bảng cân đối kế toán và chưa thể tính đến chuyện tăng trưởng. Bất cứ một cú sốc mới nào cũng khiến những đối tượng này trở nên hoảng loạn và gây thiệt hại nhiều hơn nữa.
Nguyên nhân thứ 2 là chính sách kinh tế trên khắp toàn cầu đang bị đình đốn. Cả chính sách tài khóa và tiền tệ đều đạt tới giới hạn hiệu quả. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần 1 đã tạo nên 1 cuộc suy thoái trong bảng cân đối kế toán. Các ngân hàng trung ương phải kéo lãi suất xuống mức gần bằng không trong khoảng thời gian dài chưa từng có, đồng thời liên tục bơm thanh khoản vào các tổ chức tài chính bằng các gói nới lỏng định lượng (QE). Kết quả là, bẫy thanh khoản xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trong khi nhu cầu vay mới là rất thấp, các ngân hàng lại bị các nhà quản lý thúc ép phải gia tăng lượng dự trữ bắt buộc. Các gói QE chỉ có tác dụng chống đỡ cho các ngân hàng chứ không vực dậy nền kinh tế thực, thậm chí còn tạo điều kiện cho nhu cầu tiết kiệm và các quỹ hưu trí phát triển. Trong trường hợp xảy ra cú sốc mới, chính sách của chính phủ không thể làm gì để chống lại nó.
Lỗ hổng thứ 3 chính là sự yếu kém trong chính trị. Việc kéo dài chương trình thắt lưng buộc bụng đang phá hoại sự hỗ trợ chính trị dành cho các đảng phái chính thống, đồng thời khuyến khích sự trỗi dậy của các phe phái bên lề, cánh tả, cánh hữu. Theo bà Julius, các nước ngoại vi eurozone chính là nhóm quốc gia có nguy cơ cao. Một liên minh chính trị yếu sau bầu cử Italia hay sư ly khai thành công của xứ Catalan khỏi Tây Ban Nha có thể đánh dấu chấm hết cho eurozone và kích hoạt GFC II.
Để giảm thiểu những nguy cơ này, bà Julius cho rằng hợp tác quốc tế chính là chìa khóa tốt nhất. Bà kiến nghị các nước nên tăng cường giám sát kinh tế để theo dõi các cuộc khủng hoảng khu vực, nếu cần thiết, ngăn chặn về mặt kinh tế. Ngoài ra,cần chuẩn bị kế hoạch dự phòng ngăn chặn sự lây lan của khủng hoảng tài chính tới phần còn lại của thế giới mà không cần phải dừng các biện pháp bảo hộ.
Nguồn FT/Khampha