Mông Cổ sẽ trở thành Qatar thịnh vượng thứ hai?
Các nhà địa chất phát hiện ra rằng, nằm dưới sa mạc mênh mông, khô cằn của Mông Cổ là rất nhiều mỏ đồng, than đá, uranium, sắt, vàng và những kim loại quý hiếm nằm cuối bảng tuần hoàn Mendeleev mà thiếu nó con người không thể làm ra máy bay, xe hơi, máy tính hoặc điện thoại di động.
Trữ lượng của 15 mỏ lớn nhất ước tính có khoảng 280 tấn vàng nguyên chất, 1,8 triệu tấn đồng và 20 tỷ tấn than, đặc biệt phải kể tới mỏ than Shivee Ovoo và Tavan Tolgoi giá trị lên tới 300 tỷ USD và 400 tỷ USD. Ngoài ra, mỏ vàng và đồng Oyu Tolgoi cũng có giá trị tương đương 300 tỷ USD.
Tuy nhiên, tiềm năng của tài nguyên Mông Cổ không chỉ dừng lại ở đó. Ước tính 4/5 diện tích đất chưa được thăm dò khai khác. Vì thế, với nguồn tài nguyên này, Mông Cổ nhanh chóng trở thành “cục nam châm” hút đầu tư nước ngoài.
Kinh tế Mông Cổ cũng phát triển một cách nhanh chóng, từ 8 tỷ USD (năm 1995) lên tới 174 tỷ USD vào thời điểm này và là nước có thu nhập bình quân đầu người cao thứ 2 thế giới (98.000 USD).
Khát vọng biến Mông Cổ trở thành một "Qatar" là có thể. Chắc chắn rằng, số lượng dân số nhỏ (nhỏ thua Pháp 3 lần) có thể biến khát vọng ấy thành sự thật. Tuy nhiên, một đất nước với tổ chức lỏng lẻo và GDP bình quân đầu người 3000 USD sẽ làm gì với hàng tỷ USD?
Có ít nhất 4 quyền mà Mông Cổ phải đạt được là: quản lý nhà nước, vốn chủ sỡ hữu, quản lý kinh tế và chiến lược địa chính trị, trong đó quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất. Mông Cổ có những thế mạnh cũng như những điểm yếu rõ ràng.
Kể từ năm 1992 khi Liên Xô sụp đổ, Mông Cổ đã xây dựng được một nền dân chủ tương đối hiệu quả. Nước này cũng đã tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội thường xuyên, và chỉ duy nhất 1 lần sa lầy vào bạo lực. 95% dân số Mông Cổ biết chữ. Mông Cổ cũng có 1 số lượng đáng ngạc nhiên các nhà kỹ trị được đào tạo ở các nước như: Nga, Đông Âu, Mỹ, Anh và Nhật Bản.
Tuy nhiên, có quá nhiều tiêu cực còn tồn tại. Để dành được 1 ghế trong Quốc hội gồm 76 thành viên sẽ phải trả khoảng 2 triệu USD. Tiền lương nghị sĩ 800 USD/tháng đã khiến nhiều người đầu tư để dành được chức vụ này. Khi đầu tư nước ngoài bắt đầu đổ vào - 5 tỷ USD năm 2011 - nạn tham nhũng đã tăng lên. Mông Cổ bị đẩy xuống đứng thứ 120 trong xếp hạng Minh bạch quốc tế.
Thách thức đặt ra cho Mông Cổ là phải chia chiến lợi phẩm cho người nước ngoài theo tỷ lệ nào. Nếu như những khoáng sản trong lòng đất được tuyên bố thì ngày càng nhiều quốc gia sẽ đổ dồn đầu tư vào Mông Cổ.
Các chính trị gia cũng đã bàn về vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo. Những người này cũng có ý định bỏ tiền vào quỹ ổn định và quỹ giàu có có chủ quyền. Trong khoảng 1 thập kỷ, dân số của Ulan Bator đã tăng vọt lên tới 1,2 triệu người.
Quản lý kinh tế vĩ mô là một công việc khó khăn. Những người dân trí thức Mông Cổ đều biết "căn bệnh Hà Lan" bóp nghẹt ngành công nghiệp thứ 3 trong những đất nước giàu tài nguyên. Trong năm 2010, tiền nội tệ Mông Cổ - đồng tiền hoạt động tốt nhất thế giới, không có lợi cho các nhà xuất khẩu. Những ngành khác, như nông nghiệp cần được hỗ trợ. Về chính trị, do nằm giữa 2 cường quốc Nga và Trung Quốc, để xuất khẩu nguồn tài nguyên khai thác được của mình, Ulan Bato luôn phải thỏa thuận với hai quốc gia này.
Ngoài ra, giáo sư Orolmaa Munkhbat, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội thuộc ĐH Quốc gia Mông Cổ cho rằng, hiện đa số người dân Mông Cổ vẫn phải sống trong cảnh nghèo khó. Nếu Chính phủ Mông Cổ không sáng suốt trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản thì người dân sẽ không được hưởng lợi từ sự giàu có của đất nước mình. “Nếu không có quyết sách đúng đắn, tương lai Mông Cổ vẫn là một nước nghèo trên thế giới. Hãy nhìn sang châu Phi, nhiều quốc gia dù giàu tài nguyên khoáng sản nhưng vẫn là những nước nghèo”, ông Orolmaa Munkhbat nhấn mạnh.
Nguồn FT/DVT