Thứ Bảy | 18/08/2012 08:38

Mô hình tăng trưởng kiểu penny-farthing của Trung Quốc

Xe đạp vẫn được dùng như hình ảnh ẩn dụ về nền kinh tế Trung Quốc, sẽ luôn ổn định và vững vàng, miễn là chiếc xe này chạy liên tục.
Kinh tế Trung Quốc không hẳn đã bất ổn như khi quan sát từ bề ngoài, nhưng nó vẫn cần những đổi thay.

Trung Quốc từng là “Vương quốc xe đạp” với số lượng loại phương tiện 2 bánh này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Đối với người nghèo Trung Quốc, xe đạp vẫn là “con ngựa thồ” chất lên đó chồng hàng đồng nát cao ngất, còn đối với người thành phố khá giả, xe đạp đại diện cho những gì họ muốn bỏ lại phía sau.

Chiếc xe đạp bánh cao penny-farthing
Chiếc xe đạp bánh cao penny-farthing
Một số người mơ mộng trong chính phủ thì lại coi việc quay trở lại thời kỳ xe đạp là giải pháp cho những vấn đề thịnh vượng của Trung Quốc – ô nhiễm, giao thông khó khăn và tình trạng béo phì. Thậm chí, Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc còn muốn quan chức chính phủ đạp xe đi làm 1 ngày/tuần nếu khoảng cách chưa đến 3 km.

Trong phép ẩn dụ, xe đạp vẫn được dùng để mô tả nền kinh tế Trung Quốc. Xe đạp – nhất là khi được chất nặng – sẽ luôn ổn định và vững vàng miễn là chiếc xe này chạy liên tục. Và kinh tế Trung Quốc cũng được mô tả tương tự như vậy. Nếu mất đà, kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ.

Giai đoạn 1990-2008, lực lượng lao động của Trung Quốc tăng thêm khoảng 145 triệu người với việc người dân nông thôn di cư đến các công xưởng vùng duyên hải. Cùng kỳ, theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), năng suất lao động tăng hơn 9%/năm. Để sản xuất một khối lượng sản phẩm năm 1990 cần đến 100 lao động thì năm 2008 giảm còn chưa đến 20 người.

Và những điều trên nghĩa là tốc độ tăng trưởng 8-10%/năm không có gì là xa xỉ mà là quy luật tất yếu.

Tuy nhiên, áp lực đang giảm với việc dân số Trung Quốc đang già hóa. Do diễn biến như vậy nên việc Trung Quốc phải duy trì tăng trưởng với tốc độ nhanh để bắt kịp tăng trưởng nhân khẩu học không còn cần thiết nữa. Thậm chí, chính phủ nước này không còn coi mục tiêu tăng trưởng 8%/năm là điều bắt buộc nữa.

Tháng 3 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2012 là 7,5% - phù hợp với tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/năm trong kế hoạch 5 năm kết thúc vào năm 2015.

Lý thuyết tăng trưởng kiểu penny-farthingTheo lối nói ẩn dụ, kinh tế Trung Quốc phát triển theo mô hình “bánh cao”(high-wheeler hay penny-farthing)  – sử dụng mô hình xe đạp penny-farthing, loại xe đạp có bánh trước lớn và bánh sau nhỏ.

Cấu tạo bánh trước có đường kính lớn đã giúp kiểu xe penny-farthing di chuyển xa hơn và nhanh hơn bất kỳ kiểu xe đạp nào phát minh trước đó. Và tương tự, mô hình kinh tế hiện tại của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian dài hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào trước kia. Khi được hỏi “bánh xe lớn” đang kéo kinh tế Trung Quốc phát triển là lĩnh vực nào, rất nhiều nhà bình luận nước ngoài cho rằng đó là xuất khẩu.

Tuy nhiên, chính đầu tư chứ không phải xuất khẩu đang kéo nền kinh tế Trung Quốc đi lên. Năm 2011, số tiền đầu tư vào nhà máy, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất nhà xưởng và cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 48% GDP của Trung Quốc. Trong khi, tiêu thụ hộ gia đình chỉ bằng khoảng 1/3 GDP (biểu đồ 1). Mô hình này giống như chiếc xe đạp penny-farthing, trong đó tiêu thụ hộ gia đình là bánh xe nhỏ đi theo bánh xe lớn là đầu tư.

Biểu đồ 1. Tiết kiệm và đầu tư của Trung Quốc
Biểu đồ 1. Tiết kiệm và đầu tư của Trung Quốc
 
Tỷ trọng mất cân đối trong đầu tư của Trung Quốc chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước gây ra, và trong những năm gần đây do việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng dưới sự kiểm soát cảu chính quyền các tỉnh thành nhưng không được hạch toán trên bảng cân đối tài sản. Các khoản đầu từ này thường rất rắc rối.

Theo Thomas Steven, nhà thám hiểm người Anh, những năm 1880, Trung Quốc đã cho thấy sự tôn trọng quyền cá nhân và nền kinh tế đất nông nghiệp”. Đường đi trên hành trình thám hiểm bằng xe đạp của ông Steven năm 1886 có nhiều khúc cong và ngã rẽ nhằm xâm phạm vào đất đai tư nhân hoặc vùng đất nông nghiệp màu mỡ. Ngày nay, mọi con đường ở Trung Quốc đều thẳng tắp.

Giai đoạn 2006-2010, chính quyền các địa phương đã sử dụng 22.000 m2 đất nông nghiệp phục vụ mục đích phát triển. Diện tích các thành phố của Trung Quốc tăng nhanh hơn tốc độ phát triển dân số. Đô thị hóa tốc độ nhanh là một trong những lý do chính mang lại thành công kinh tế của Trung Quốc, nhưng nó cũng khiến nước này phải trả giá: nguồn lợi tự nhiên cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại và quyền sở hữu đất đai bị coi thường.
 
Đô thị hóa tốc độ nhanh là một trong những lý do mang lại thành công của kinh tế Trung QuốcĐô thị hóa tốc độ nhanh là một trong những lý do mang lại thành công của kinh tế Trung Quốc.

Sự mất cân bằng giữa đầu tư và tiêu dùng khiến nền kinh tế Trung Quốc trông có vẻ bất ổn và chứa đựng nhiều rủi ro. Một số nhà bình luận có tiếng nói tin rằng kinh tế Trung Quốc đang có nguy cơ phá sản. Tốc độ tăng sản lượng công nghiệp tháng 4/2012 đạt mức thấp nhất kể từ năm 2009. Tốc độ xây nhà mới chỉ tăng 4% so với năm trước.

Mọi chuyện trông có vẻ bất ổn.

Nhưng kinh tế Trung Quốc sẽ không sụp đổ. Ảnh hưởng của nhà nước về việc phân bổ vốn là nguồn gốc của sự lãng phí, nhưng nó giúp làm tăng đầu tư khi lòng tin cá nhân giảm sút. Và mặc dù hệ thống ngân hàng bị kiềm chế của Trung Quốc không hoạt động hiệu quả, nhưng nó vẫn vững chắc vì người gửi tiền không còn nơi nào để đến cả.

Không quá nhanh
 Trong phép ẩn dụ, xe đạp vẫn được dùng để mô tả nền kinh tế Trung Quốc. Xe đạp – nhất là khi được chất nặng – sẽ luôn ổn định và vững vàng miễn là chiếc xe này chạy liên tục.
Chiếc xe đạp kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định khi bị chất nặng, miễn là chiếc xe này chạy liên tục. Vấn đề hiện tại là giữ cho cỗ xe 2 bánh này tiếp tục quay.

Chiếc xe đạp penny-farthing cuối cùng cũng trở nên lỗi thời và bị thay bằng loại xe đạp quen thuộc hơn. Và mô hình tăng trưởng “bánh cao” của Trung Quốc cũng sẽ lỗi thời.

Khi lực lượng lao động của nước này giảm và nguồn vốn được tích lũy, tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm và sẽ khó tìm kiếm hơn cơ hội đầu tư mới. Trung Quốc sẽ cần nâng cao hiệu suất nguồn vốn. Việc này cần có hệ thống tài chính hiệu quả hơn, dựa trên những mói liên kết phức tạp giữa người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư.

Những đổi mới khác cũng sẽ cần thiết. Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tái xuất mạnh mẽ hơn – quá mạnh – từ việc giảm biên chế trong những năm 1990, nhưng mạng lưới an toàn xã hội của đất nước này không bao giờ hồi phục.

Do vậy, thậm chí khi nhà nước đầu tư ít hơn vào năng lực công nghiệp, thì vẫn cần đầu tư nhiều hơn vào an ninh xã hội, kể cả chăm sóc y tế, lương hưu, nhà ở và cứu trợ nghèo đói.

Điều này sẽ giúp thúc đẩy chi tiêu dùng thông qua việc cung cấp cho người tiêu dùng sự bảo hộ trong thời kỳ khó khăn thiếu thốn.

Nguồn Khampha


Sự kiện