Mô hình kinh tế Đức và những bài học cho kinh tế thế giới
TừĐức, thế giới có thể học được nhiều điều về cách tái định hình nền kinh tế,song bản chất của mô hình kinh tế Đức có nguồn gốc khá sâu xa khiến cho việc môphỏng lại nó là điều không hề đơn giản.
Có mặt trên khắp đất nước và vận hành bền bỉ thầmlặng, những công ty gia đình như Beckoff được xem là những “người hùng dấu mặt”của nước Đức, đem lại vị thế nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu cho quốc gianày.
Nhờ Beckoff, Đức trở thành một điểm sáng hiếmhoi trong bức tranh kinh tế ảm đạm bao trùm các quốc gia phát triển. Trong cuốn“Những năm đại thắng: Nhờ đâu nước Đức có được tương lai xán lạn”, DirkHeilmann dự báo đến năm 2030, Đức sẽ trở thành cường quốc giàu có nhất thế giớitính theo thu nhập bình quân đầu người.
Sự ghen tỵ và ganh đua
Song thành công cũng không đồng nghĩa với sựái mộ toàn cầu. Nỗ lực cứu trợ đồng euro của Đức bị chỉ trích tại nhiều quốcgia châu Âu như một chính sách khổ hạnh o ép sự phát triển kinh tế.
Những tờbáo lá cải Hy Lạp mô tả chân dung thủ tướng Angela Merkel trong bộ quân phụcphát xít Đức. Năm 2010, bà Christine Lagarde, lúc đó còn là bộ trưởng tài chínhPháp và giờ đã là chủ tịch quỹ tiền tệ thế giới IMF, đặt ra câu hỏi: liệu môhình kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Đức có “bền vững”?
Tuy nhiên, Đức vẫn là tấm gương mẫu mực chonhiều quốc gia khác. Bộ trưởng Giáo dục Tây Ban Nha tỏ rõ sự quan tâm tới “hệthống kép” trong đào tạo nghề ở Đức, kết hợp giữa việc dạy học trên lớp và kinhnghiệm làm việc thực tế.
John Cridland, giám đốc Liên hiệp công nghiệp Anh quốcbày tỏ mong muốn nước Anh có được những mô hình kinh tế như khối Mittelstand(tức là có được những doanh nghiệp như Beckoff).
Trong chiến dịch tranh cử mớicủa mình, Tổng thống Pháp Sarkozy thể hiện sự triệt để trong việc học tập nướcĐức: “Đức ưu tiên tới việc làm, việc làm và việc làm. Nếu điều đó áp dụng đượccho họ, tại sao với chúng ta lại không”.
Nhưng liệu mô hình kinh tế Đức có dễ “bắtchước”. Những tập đoàn như Beckoff mang những tham vọng toàn cầu, song bản sắc kinhdoanh của họ lại bắt rễ sâu trong văn hóa nội địa. Họ ngoái đầu nhìn lại cũngnhiều như tiến lên phía trước.
Nước Đức đã tái cấu trúc và tái đồng bộ mô hìnhkinh tế của mình trong những năm gần đây. Song có lẽ, bản sắc cố hữu làm nên bộkhung cho mô hình này không hề dễ sao chép.
Những sự điều chỉnh
Nền “kinh tế thị trường phối kết hợp” của Đứcđã đứng vững qua những chế độ chuyên chính, chiến tranh, các cuộc cách mạng vàcả sự toàn cầu hóa trong dòng lịch sử. Ông Werner Abelshauser, một nhà lịch sử vềkinh tế tại đại học Bielefeld cho hay, nó đề cao sự tín nhiệm dựa trên nền tảngrằng không ai có thể “tận dụng tối đa tự do của mình” với việc ôm trọn mọithứ.
Thái độ tin tưởng và tinh thần hợp tác có thểđược xem là những phẩm chất mang tính dân tộc, nhưng bản chất của nó bắt rễđiển hình từ văn hóa địa phương. Trước sự hợp nhất thành một quốc gia độc lậpdưới thời Bismarck, các tỉnh lị, công quốc và lãnh địa của Đức được cai quảnbới các vị thống chế rất chuyên tâm phát triển nền công nghiệp cục bộ.
Tính tập hợp của nền kinh tế đã trở thành mộtphần trong sự thành công hiện nay của nước Đức. Trong danh sách 100 cụm kinh tếhàng đầu châu Âu xét theo quy mô, mức độ chuyên hóa và phân vùng tại các “khuvực năng động sáng tạo”, có 30 cụm nằm ở Đức.
Đức cũng thử nghiệm mô hình sản xuất đạtchuẩn theo phong cách Hoa Kỳ trong và sau thế chiến II, thể hiện qua việc Đứcthu nhận những nhân công không lành nghề đến từ Thổ Nhĩ Kì và nhiều quốc giakhác.
Chú trọng vào đào tạo
Markus Miele, một quản đốc phân xưởng tạiMittelstand nói mấu chốt của thắng lợi không nằm ở việc tối đa lợi nhuận ngắnhạn, mà là phải nhắm tới mục tiêu “ta muốn trở nên như thế nào khi trao công tyvào tay các thế hệ kế cận”.
Có lẽ, thành công của Berkoff chính là nhờvào đội ngũ công nhân lành nghề mà nước Đức đào tạo nên. Khoảng một nửa số họcsinh tốt nghiệp trung học Đức theo học các khóa đào tạo ngành nghề trong 344lĩnh vực, từ nghề thuộc da cho tới kĩ thuật viên nha khoa.
Rất nhiều khóa họclà do các liên hiệp, hiệp hội của giới sử dụng lao động đứng ra tổ chức. Chínhquyền trung ương và địa phương cũng mở các trường học giúp những người học việccó thể thu nhận được những lý thuyết cần thiết. Các phòng công nghiệp và thươngmại tổ chức các bài thi. Với hệ thống giáo dục đào tạo kép như thế này, Đức tựhào có mức thất nghiệp trong thanh niên rất thấp (chỉ 8.2% so với con số 50.5%của Tây Ban Nha).
Biết người biết ta
Nhiều công xưởng trong khối Mittelstand sản xuấtcác mặt hàng độc quyền nhóm và giành được ưu thế trên thị trường giúp giảm bớtsố đối thủ cạnh tranh. Tập đoàn Beckoff xây dựng mạng lưới kinh doanh và điềuhành riêng biệt, lệ thuộc rất ít vào các nhà buôn, đây là điểm khác biệt củacông ty so với các đối thủ cạnh tranh đến từ ngoài nước Đức.
Thành công còn đến từ cái gọi là “giá trịtích hợp gia tăng”, trong đó sản phẩm cuối cùng mới là thứ mà người dùng mongđợi hơn là sự kì vọng từ những gì làm nên sản phẩm đó.
Tư vấn viên KarlLichtblau đến từ hãng IW Consult cho biết: “Mọi công xưởng ở Trung Quốc có thểlàm nên các bộ phận máy móc công nghiệp, nhưng không làm nên được cả một hệthống tích hợp chúng”.
Ông Beckoff hãnh diện: “Chúng tôi thành công bởi chúngtôi có những công ty đứng sau sản xuất và những công ty phía trước đón chào”.Ông cũng khuyên các chính trị gia: đừng có phá vỡ mạng lưới kinh tế này. Nhưngbên cạnh thành công, liệu Đức còn có bài học nào để các quốc gia khác rút kinhnghiệm.
Trên thực tế, nền tảng thànhcông của nước Đức không thật sự vững chắc. Ôtô, máy móc, thiết bị điện tử vàhóa chất đóng góp hơn một nửa số mặt hàng xuất khẩu nước này, và xuất khẩu lạichính là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế Đức từ năm 2001 tới 2007.
Những người lạc quan cho rằng Đức có thể duy trì được thị phần hàng đầu củamình trên thương trường thế giới, với năng lực sản xuất tăng trưởng nhanh gấpđôi sản lượng toàn cầu.
Song, đây cũng là một canh bạc lớn đối với nền kinh tế.Nhân công phân bổ trong các ngành sản xuất thực chất chiếm ít hơn 1/5 tổnglượng nhân công cả nước.
Nhìn vào một thực tế không hào nhoáng, những địnhhướng dịch vụ phi xuất khẩu của Đức đang ở trong tình cảnh khá ảm đạm. Ngànhdịch vụ cằn cỗi đang làm suy yếu đi các nguồn thu nhập và đầu tư. OECD dự đoánrằng cùng với sự già đi của dân số, tiềm năng phát triển của Đức sẽ suy sụp,xuống dưới 1% vào năm 2020.
Ông Tilford, trung tâm cải cách châu Âu (CER), chohay: “Vấn đề cơ bản là phải nâng cao năng suất khối ngành dịch vụ và cùng vớiđó là gia tăng mức tiền lương”.
Đức đã có thể làm được nhiều hơn thế để đápứng những nhu cầu nội địa. Việc bãi bỏ các quy định đối với các ngành nghề dịchvụ sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả và đầu tư.
Những rào cản việc làm đối với phụ nữ,bao gồm những khoản thuế và chế độ phúc lợi không mang tính khích lệ cùng vớisự thiếu hụt hệ thống nhà trẻ nên được sớm khắc phục.
Ông Tilford cũng khá“kinh ngạc” trước việc một quốc gia đạt thặng dư tài khoản vãng lai nhiều nhưĐức lại vẫn khăng khăng với các chính sách cân bằng ngân sách.
Nguồn DVT/Economist