Chủ Nhật | 20/05/2012 09:12

Mô hình công ty đại chúng có nguy cơ biến mất

Số vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) giảm mạnh so với thời 1980-2000 đặt ra hoài nghi về lợi thế của mô hình công ty đại chúng.
Facebook vừa chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán, và trở thành một trong những vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất trong giới công nghệ.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là hành động phát hành cổ phiếu của Facebook cho ta thấy những gì về tình trạng của các công ty đại chúng?

Thoạt đầu, mọi việc xem ra đều ổn cả. Khái niệm công ty đại chúng ra đời từ giữa thế kỷ 19 nhằm tạo dựng vốn cho các “ông lớn” trong thời kì công nghiệp. Việc Facebook theo chân Microsoft và Google tham gia vào thị trường chứng khoán cũng cho thấy kì vọng vào một phép màu đến từ giới công chúng đầu tư trong kỉ nguyên Internet như hiện nay. Đó còn chưa kể tới thực tế rằng khó có sản phẩm nào của thế kỉ 19 lại có thể “làm mưa làm gió” trên thị trường rộng lớn được như Facebook.       

Nhưng bức tranh có nhiều thay đổi khi nhìn vào cận cảnh. Mark Zuckerberg, nhà sáng lập trẻ tuổi của Facebook, đã cố cưỡng lại xu hướng trở thành một công ty đại chúng càng lâu càng tốt từ lời khuyên của các nhà lãnh đạo công ty đã gia nhập sàn chứng khoán trước đó.

Tuy nhiên, Zuckerberg chấp nhận “đâm lao” chỉ bởi luật pháp Mỹ quy định bất kì công ty nào có nhiều hơn một số lượng nhất định thì các cổ đông phải công bố các báo cáo thường quý không khác gì các doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cũng như Google trước kia, Facebook được cấu trúc như một công ty ty nhân hơn là một công ty đại chúng, mà đơn cử trong đó, là quyền nắm giữ hầu hết số phiếu bầu của ông chủ Zuckerberg.

xcxc
Số lượng các công ty cổ phần đã giảm mạnh trong vòng một thập kỷ vừa qua – với mức sụt giảm 38% ở Mỹ (từ năm 1997) và 48% tại Anh. Số vụ IPO ở Mỹ giảm từ mức trung bình 311 lần/năm trong giai đoạn 1980-2000 xuống còn 99 lần/năm giai đoạn từ 2001-2011.

Các doanh nghiệp nhỏ với doanh thu hàng năm ít hơn 50 triệu USD, trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu, đều phải hứng chịu những đòn kinh tế nặng nề. Từ năm 1980 tới năm 2000, trung bình mỗi năm có 165 doanh nghiệp nhỏ tham gia phát hành cổ phiếu lần đầu tại Mỹ. Từ năm 2001-2009, con số này giảm xuống còn 30.

Facebook có thể sẽ giúp thúc đẩy tạm thời thị trường IPO khi có một vài doanh nghiệp khác đang dự định nối đuôi mạng xã hội này, song vẫn là không đủ để cải thiện tình trạng sụt giảm dài hạn như hiện nay.

Zuckerberg sắp sửa gia nhập một cộng đồng lắm vấn đề. Gánh nặng của các điều luật đã đè nặng hơn trên đôi vai các công ty cổ phần kể từ sự sụp đổ của tập đoàn Enron vào năm 2001.

Các lãnh đạo công ty than phiền rằng sự kết hợp của giới làm và giới quản lý tài chính khắt khe khiến cho việc tập trung vào chiến lược phát triển lâu dài trở nên bất khả thi. Đến các cổ đông cũng phải nổi giận. Những mối quan tâm của họ hiếm khi được quan tâm đúng mức ở các công ty cổ phần, với những tay quản lý chỉ thích phung phí bạc tỷ vào việc xây dựng các cao ốc và văn phòng lộng lẫy hào nhoáng. Số các cổ đông cũng quá phân tán để có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động của công ty ngay tại hiện trường. Những nỗ lực giải quyết vấn đề bằng việc chia sẻ cổ phần với các nhà quản lý phần nhiều gặp thất bại.   

Trong khi đó, những hình thức liên hiệp thay thế cũng đang nở rộ. Đã qua rồi cái thời mà “niêm yết ra công chúng” là giấc mơ của mọi CEO, giờ thì “tư nhân hóa” mới là một đáp án hoàn hảo, được chứng minh bởi Burger King, Boots và vô vàn những cái tên danh giá khác.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước phục hồi và nổi lên trên thương trường quốc tế như là hãng kinh doanh điện thoại di động lớn nhất (China Mobile), đơn vị điều phối cảng biển thành công nhất (Dubai World), phi trường lớn phát triển nhanh chóng nhất (Emirates) và còn phải kể tới 13 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Chính sự ảm đạm của thị trường chứng khoán là nhân tố quan trọng dẫn đến xu hướng này. Hơn nữa, những loại hình thay thế cho công ty đại chúng đã giải quyết được một số yếu kém trong cấu trúc.

Xét về khả năng tiếp cận nguồn vốn, các công ty đầu tư tư nhân được hỗ trợ bởi các hình thức trốn thuế cùng các nhà đầu tư mạo hiểm đều là những thành phần nắm giữ nhiều dự trữ tiền mặt, và tồn tại những thị trường tư như SecondMarket (nơi mà các cổ phiếu giá trị lên tới 1 tỷ USD đã được giao dịch qua tay nhiều lần kể từ năm 2008).

Xét về tính trách nhiệm hữu hạn, các đối tác không còn nhất thiết phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý, và các công ty có thể có bao nhiêu đối tác tùy ý. Còn về vấn đề quản lý chuyên nghiệp, các công ty gia đình hoàn toàn có thể thuê các quản trị viên và trở thành nhà quản lý của khối doanh nghiệp nhà nước cũng không còn là vị trí “ngồi mát ăn bát vàng” riêng dành cho những người “có quen biết” nữa.

fdsf
Sự gia tăng số lượng các hình thức liên hiệp là một tín hiệu đáng mừng, giống như một hệ sinh thái càng đa dạng sẽ càng có cơ hội sinh trưởng phát triển hơn. Song cũng có những cơ sở để lo lắng về sự suy thoái của một chỉnh thể đã nảy nở và duy trì trong suốt 150 năm qua.

Đầu tiên, các công ty đại chúng là trung tâm của đổi mới và phát sinh nhu cầu lao động. Lí do vì sao những nhà doanh nghiệp hoạt động hết sức hăng say, và vì sao những nhà đầu tư mạo hiểm chấp nhận lao vào vô số thương vụ đầy tính rủi ro chính bởi họ hi vọng sẽ kiếm bộn tiền khi niêm yết ra công chúng.

IPO đem lại cho các công ty non trẻ nguồn tiền mặt quý giá để thuê thêm nhân công và quấy đảo các thị trường đã được xác lập. Một phương án khác là các công ty này sẽ bán mình cho các doanh nghiệp đã có tên tuổi – một hình thức tự hủy hoại chẳng mấy sáng tạo.

Thứ hai là, các công ty đại chúng buộc phải hoạt động minh bạch. Họ cần công bố các báo cáo thường quý, tổ chức các buổi họp mặt cổ đông (mà thời gian gần đây chúng ngày càng căng thẳng), làm việc với các nhà phân tích và luôn cần tỏ ra hợp tác, cởi mở và thiện chí. Ngược lại, các công ty tư nhân và các doanh nghiệp gia đình vẫn có thể vận hành một cách kín đáo.

Thứ ba là, công ty cổ phần tạo cơ hội cho những công dân bình thường được tham gia đầu tư trực tiếp vào những cố máy hái ra tiền trọng yếu của giới tư bản. Thế kỷ 20 chứng kiến sự mở rộng của hình thức cổ đông, khi các doanh nghiệp nhà nước được tư hữu hóa và các quỹ chung sinh sôi nảy nở nhiều thêm.

Nhưng ngày nay, chủ nghĩa tư bản nhân dân đang bước thụt lùi. Số phát hành cổ phiếu lần đầu ít đi đồng nghĩa với sự hao hụt các cơ hội cho người bình thường được đặt cược tiền của họ vào một Google trong tương lai. Sự gia tăng các hình thức góp vốn tư nhân và sự lan rộng của các thị trường tư đang lấy lại quyền lực về tay một nhóm các nhà đầu tư có đặc quyền đặc lợi.

Các công ty đại chúng đã góp công xây nên những tuyến đường sắt của thế kỷ 19, cung cấp cho thế giới những chiếc ô tô, vô tuyến truyền hình và máy tính. Chúng đem tới sự minh bạch trong đời sống doanh nghiệp và cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Công ty đại chúng từ lâu đã là đầu máy xe lửa của chủ nghĩa tư bản – các chính phủ không nên làm trật bánh đường ray của chúng.    

Nguồn Economist/DVT


Sự kiện