Michael Woodford, nhà kinh tế học quyết định việc QE3 được đưa ra
Tuy nhiên, đằng sau phát biểu lần này của ông Bernanke là nghiên cứu của chuyên gia Michael Woodford thuộc Đại học Columbia. Woodford có thể coi là người đã làm thay đổi phương pháp ứng phó suy thoái kinh tế của Fed.
Giới chuyên môn đánh giá, có lẽ bài viết của Woodford lần này sẽ là nghiên cứu quan trọng nhất trong năm nay của giới học thuật.
Woodford được biết đến là một chuyên gia hàng đầu về tiền tệ. Bản phân tích dài 87 trang của ông, với tiêu đề "Các phương pháp điều tiết chính sách khi lãi suất sát mức 0%" là lý giải thêm về việc tại sao Fed ngừng đặt mục tiêu lạm phát (khoảng 2%/năm) và bắt đầu chuyển sang đặt mục tiêu GDP danh nghĩa (NGDP).
Trước Woodford, nhiều học giả khác cũng đã từng đưa ra ý tưởng về đặc mục tiêu NGDP tuy nhiên không đủ thuyết phục Fed thay đổi chính sách.
NGDP bao hàm cả đặt mục tiêu lạm phát và tăng trưởng thực tế. Do đó, nếu lạm phát tăng cao trong khi tăng trưởng chậm lại, đặt mục tiêu NGDP sẽ giúp đưa ra biện pháp ứng phó. Ngược lại, nếu chỉ đặt mục tiêu lạm phát như Fed từng làm nhiều năm qua thì sẽ nỗ lực ứng phó không đủ để ngăn suy thoái.
Việc Woodford tán thành đặt mục tiêu NGDP càng làm tăng độ tin cậy của phương pháp này. Nó trả lời cho những câu hỏi như Fed có thể làm gì khi mục tiêu NGDP cho thấy đã đến lúc họ cần hành động?
Theo Woodford, phương cách chính để Fed có thể thúc đẩy kinh tế đó là thay đổi kỳ vọng vào nền kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu chỉ duy trì lãi suất thấp mà không đưa ra các tiêu chuẩn như NGDP có nguy cơ hủy hoại niềm tin do nó có thể bị hiểu là dấu hiệu cho thấy kinh tế đang suy giảm.
Woodford cũng cho rằng, ngân hàng trung ương nên kết hợp giữa cam kết mục tiêu NGDP rõ ràng với hành động chính sách nhanh chóng (nới lỏng định lượng). Khi đó, chương trình mua tài sản không chỉ đơn thuần mua trái phiếu chính phủ mà cả các tài sản như chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp thì hiệu quả mới nhanh chóng.
Ông nhấn mạnh, ngân hàng trung ương có nhiều cách để thúc đẩy tăng trưởng như kích thích tài khóa (giảm thuế hoặc tăng chi tiêu).
Rõ ràng, Fed đã không sử dụng kích thích tài khóa, nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy Fed đã sử dụng phương pháp đặt mục tiêu NGDP.
Fed vừa công bố gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) nhưng không giống với 2 gói trước đó là, Fed cam kết sẽ mua không giới hạn trái phiếu cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 7% hoặc lạm phát trên 3%. Điều này gần như đồng nghĩa với việc đặt mục tiêu NGDP. Thực tế, trong cuộc họp mới đây, giới chức Fed đã bàn khả năng áp dụng các chính sách “phi truyền thống”, trong đó có NGDP.
Nguồn Khampha