Mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế thế giới
Các nhà kinh tế nhìn chung coi toàn cầu hóa là tích cực do bị chi phối bởi các hình mẫu toàn cầuhóa đã lỗi thời, trong khi đã bỏ qua các vấn đề thực tại bởi họ có xu hướng nhìn vào kết quả kinhdoanh hơn là xem xét sự phát triển một cách toàn diện.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càngkhốc liệt và người lao động có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.
Chuyên gia Gail Tverberg thuộc Học viện Kế toán Mỹ (the American Academy of Actuaries) trong bàiviết với tiêu đề "12 lý do khiến toàn cầu hóa là thách thức nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới,"đăng trên Tạp chí Thế giới hữu hạn (Our Finite World), đã đề cập tới những mặt trái của toàn cầuhóa đối với kinh tế thế giới.
Thứ nhất, toàn cầu hóa khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn ngày càngnhanh hơn. Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 12/2001 thì một năm sauđó, sản lượng khai thác than của nước này bắt đầu tăng mạnh. Trường hợp tương tự cũng diễn ra tạiẤn Độ, tuy ở quy mô nhỏ hơn.
Mặt khác, toàn cầu hóa làm tăng lượng khí thải dioxide carbon trên thế giới. Nếu thế giới đốt thanmột cách nhanh chóng hơn và không cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch khác, lượng khí thải gâyhiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu này tiếp tục gia tăng sẽ đe dọa đến môi trường sống conngười.
Thêm vào đó, toàn cầu hóa khiến lãnh đạo các quốc gia gần như không thể dự đoán được những tác độngtrên phạm vi toàn cầu từ các quyết định chính sách của họ. Chẳng hạn, nếu một quốc gia đưa ra quyếtđịnh cắt giảm khí thải nhưng lại có thể gián tiếp khuyến khích hoạt động sản xuất, khai thác than ởnước khác.
Một vấn đề khác là toàn cầu hóa khiến giá dầu thế giới bị đẩy lên cao. Trong lịch sử, thế giới đãtrải qua hai thời kỳ giá dầu đạt đỉnh. Giai đoạn đầu từ năm 1973-1983, xảy ra sau khi nguồn cungdầu của Mỹ bắt đầu giảm vào năm 1970.
Sau năm 1983, giá dầu trở lại mức từ 30-40 USD/thùng so với giá 20 USD/thùng trước năm 1970 nhờ sảnlượng khai thác dầu tại Biển Bắc, Alaska và Mexico tăng và nhu cầu tiêu thụ dầu giảm.
Giai đoạn thứ hai từ năm 2005 đến nay, trong đó giá dầu tăng cao trở lại và đưa đến nhiều hệ luỵhơn, do nguồn cung tăng không đáng kể trong khi nhu cầu sử dụng dầu bùng nổ vì toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa còn chuyển nhu cầu tiêu thụ dầu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.Nguồn cung dầu thế giới không tăng trong khi cầu ngày càng tăng khiến giá dầu tăng vọt, trở thànhmôt thác thức nghiêm trọng đối với các nền kinh tế lớn tiêu thụ nhiều năng lượng như Mỹ, Liên minhchâu Âu (EU) và Nhật Bản.
Do giá dầu liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân, từ lương thực thực phẩm đến giao thông,nên giá dầu tăng dẫn đến tình trạng thắt chặt chi tiêu, một trong những nguy cơ khiến kinh tế suythoái.
Ngoài ra, toàn cầu hóa sẽ chuyển việc làm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Doquá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển rất khó khăn để cạnh tranh với các nước đang phát triểncó lợi thế cạnh tranh tốt hơn như tiền lương, phúc lợi cho người lao động, chi phí môi trườngthấp... Tỷ lệ người lao động mất việc làm tại Mỹ bắt đầu tăng cao khi Trung Quốc gia nhập WTO làmột ví dụ điển hình.
Tiếp đó, toàn cầu hóa khiến dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đangphát triển. Đây là một xu thế tất yếu vì các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh tốthơn.
Tại Mỹ, hoạt động đầu tư trong nước khá ổn định cho đến giữa những năm 1980 nhưng nó đang giảm dần.Chính quyền liên bang ngay cả khi đưa ra mức lãi suất rất thấp để khuyến khích hoạt động đầu tưkinh doanh cũng không thể phục hồi được hoạt động đầu tư như trước đó.
Một thách thức khác đặt ra là toàn cầu hóa biến đồng USD thành đồng dự trữ ngoại tệ của thế giớikhiến Mỹ rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ. Trong giai đoạn 1980-2011, thâm hụtthương mại của Mỹ là 8.600 tỷ USD và tính đến cuối năm 2012 đã vượt qua mức 9.000 tỷ USD.
Mỹ đối mặt với thâm hụt thương mại năm này qua năm khác, trong khi phần còn lại của thế giới lạithặng dư trong quan hệ kinh tế với Mỹ và sử dụng sự thặng dư này để mua trái phiếu Chính phủ Mỹ.Chính phần còn lại của thế giới đang góp phần vào tình trạng bội chi ngân sách của nước Mỹ.
Trong khi đó, giá dầu tăng cao cùng với toàn cầu hóa và các gói kích thích kinh tế đã dẫn đến thâmhụt ngân sách, buộc người Mỹ sử dụng tiền huy động từ trái phiếu, thậm chí là in tiền. Đây là mộtgiải pháp không bền vững, dẫn đến sự mất cân bằng lớn đối với kinh tế thế giới.
Toàn cầu hóa có xu hướng chuyển các khoản thuế phải nộp từ các tập đoàn sang các cá nhân. Do toàncầu hóa, các công ty có nhiều cơ hội để chuyển hoạt động kinh doanh đến các địa điểm có mức thuếsuất thấp nhất. Trong khi đó, người lao động hầu như không thể làm như vậy với tình trạng thiếuviệc làm hiện nay, khi mà họ phải cạnh tranh để tìm kiếm việc làm và luôn phải trưng ra các giấy tờliên quan đến việc tuân thủ các quy định nộp thuế cho các ông chủ trong tương lai.
Cùng với đó, toàn cầu hóa dẫn đến cuộc đua giành lợi thế xuất khẩu giữa các quốc gia bằng việc địnhgiá đồng nội tệ thấp hơn giá trị của nó.
Do tính chất cạnh tranh của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia cần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụcủa mình ở mức giá thấp nhất có thể. Điều này có thể thực hiện bằng nhiều cách như trả tiền lươngcông nhân thấp; không tuân thủ các quy định về môi trường... Trong đó, hạ thấp giá trị đồng nội tệtương đối so với các đồng tiền khác cũng là một sự lựa chọn.
Tuy nhiên, giá cả các mặt hàng nhập khẩu bị đẩy lên do đồng nội tệ được định giá thấp sẽ dẫn đếnmất cân bằng hàng hóa và dịch vụ trên thực tế.
Toàn cầu hóa cũng khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Do toàn cầu hóa, hàng hóa giárẻ hơn từ bên ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước khiến các nước sẽ không quan tâm sảnxuất các mặt hàng đó và ngày càng lệ thuộc vào hàng nhập khẩu.
Trong trường hợp hệ thống thương mại thế giới biến động đột ngột thì vấn đề sẽ trở nên nghiêmtrọng. Ngay cả khi sự phụ thuộc không liên quan đến an ninh lương thực thì sự phụ thuộc vào cácthiết bị, linh kiện sản xuất công nghiệp cũng gây ra nhiều vấn đề đối với nền kinh tế khi hoạt độngnhập khẩu bị gián đoạn.
Cuối cùng, toàn cầu hóa liên kết các nước với nhau, do đó sự sụp đổ của một quốc gia có khả nănggây ra hiệu ứng đôminô lan truyền sang các quốc gia khác. Lịch sử đã chứng nhiều nền văn minh khởiđầu từ sơ khai, phát triển rực rỡ và sau đó lụi tàn.
Thế giới hiện nay không quá khác xa với chu kỳ trên là mấy. Sự khác biệt quan trọng chỉ có thể làsố lượng và mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày nay chặt chẽ hơn. Thất bại của mộtquốc gia có nguy cơ kéo theo sự sụp đổ của nhiều quốc gia khác và thậm chí là cả hệ thống.
Ngược lại, các nền văn minh trong quá khứ, khi mà sự phụ thuộc lẫn nhau không nhiều, sự sụp đổ củamột nước lại là mảnh đất màu mỡ cho phần còn lại phát triển. Nhưng mô hình này là không thể trongtrong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay.
Nguồn Vietnam+