Quần áo và đồ đạc trong nhà vẫn tương đối ổn định về giá, ngay cả sau đợt lạm phát gần đây nhất. Ảnh: LIGA.net

 
Hải Miên Thứ Ba | 28/02/2023 19:00

Mặt hàng tiêu dùng nào tăng giá nhiều nhất từ đầu thế kỷ XXI tới nay?

Mặc dù các mặt hàng thiết yếu như giáo dục và chăm sóc sức khỏe tăng vọt, nhưng vẫn có giá của một số hàng hóa và dịch vụ giảm đáng kể.

Kể từ đầu thế kỷ XXI, người tiêu dùng Mỹ đã chứng kiến ​​sự khác biệt lớn về biến động giá giữa các danh mục sản phẩm khác nhau. Trong đó, hai mặt hàng thiết yếu đã tăng giá đều đặn là chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Một số lý do khiến chi phí trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không ngừng tăng là vì chi phí lao động tăng, dân số già, công nghệ tiên tiến hơn và xu hướng du lịch để khám bệnh. Chi phí y tế tăng cao gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân nước Mỹ. Dữ liệu gần đây chỉ ra rằng một nửa số người Mỹ hiện đang mắc nợ y tế, với phần lớn nợ từ 1.000 USD trở lên.

Cũng gần đầu bảng xếp hạng lạm phát là các danh mục liên quan đến giáo dục. So với năm 2000, học phí tại Mỹ đã tăng 178% và sách giáo khoa đại học tăng 162%.

Mặc dù các mặt hàng thiết yếu như giáo dục và chăm sóc sức khỏe đã tăng vọt, nhưng vẫn có giá của một số hàng hóa và dịch vụ giảm đáng kể.

Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, một chiếc TV màn hình phẳng sẽ có giá khoảng 17% thu nhập trung bình vào thời điểm đó (42,148USD). Tuy nhiên, trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, giá bắt đầu giảm nhanh chóng. Ngày nay, một chiếc TV mới sẽ có giá dưới 1% thu nhập trung bình của người Mỹ (54,132USD).

Tương tự, các dịch vụ và phần mềm di động cũng đã rẻ hơn trong hai thập kỷ qua. Đồ chơi là một ví dụ điển hình khác, khi hầu hết trẻ trẻ em ngày nay thích chọn hình thức giải trí kỹ thuật số.

Về lâu dài, các mặt hàng như quần áo và đồ đạc trong nhà vẫn tương đối ổn định về giá, ngay cả sau đợt lạm phát gần đây nhất.

 

Có thể bạn quan tâm: 

Ngành nhà hàng Mỹ vẫn "khốn đốn" hậu COVID

Nguồn Visual Capitalist