Thứ Hai | 07/05/2012 21:20

Mất cân đối thu nhập ở Trung Quốc qua góc nhìn từ một thành phố đảo

Kế hoạch phát triển công nghiệp du lịch cao cấp trên hòn đảo nhiệt đới Hải Nam bên cạnh tăng trưởng kinh tế,cũng làm nới rộng khoảng cách giàu nghèo.
Kể từ khi kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc xúc tiến, tiền được đổ vào bất động sản khu vực ven bờ biển để xây khách sạn 5 sao, sân golf và bến bãi cho du thuyền. Nhờ đó, kinh tế hòn đảo này phát triển với tốc độ trung bình 35%/ năm trong 3 năm liên tiếp, cao hơn bất cứ khu vực nào khác của Trung Quốc.

Tuy nhiên, với 8,6 triệu cư dân hòn đảo, những gì họ thu được lại là lạm phát và chênh lệch thu nhập, hậu quả của việc các nông trại mà trước đây có thể đem lại thu nhập khoảng 20.000 nhân dân tệ (3.174 USD) một năm bị buộc phải bán để xây những ngôi nhà đắt tiền với mức giá 150.000 nhân dân tệ/m2.

Zhang Xia, một thanh niên 26 tuổi nói "Điều này giống như nơi đây là nhà của những người bên ngoài giàu có, chứ không phải của chúng tôi nữa, mặc dù chúng tôi đã sinh ra và sống ở mảnh đất này qua nhiều thế hệ". Giờ đây, nguồn thu duy nhất của gia đình anh là một cửa hàng tạp hóa nhỏ, tuềnh toàng và vắng khách.

Trước đây, cha mẹ của Zang trồng xoài, nhưng khi đất trang trại của họ được dùng để xây khu du lịch, gia đình anh đã buộc phải rời trang trại của mình chuyển đến một vùng không có đất trồng trọt ở ngoại ô Sanya, thành phố lớn thứ 2 đảo Hải Nam.

Số liệu chính thức chỉ ra rằng thu nhập thu nhập khả dụng bình quân đầu người  hàng năm của Sanya là 20.472 nhân dân tệ, tăng 9,4% so với cùng kì năm ngoái, nhưng thấp hơn khá nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của thành phố, lần lượt là 14,2% và 18,5%.

Đây là một vấn đề tầm quốc gia mà Trung Quốc phải đối mặt: làm thế nào vừa xúc tiến tăng trưởng và đầu tư để có thể đem sự giàu có cho người dân địa phương, chứ không phải cho những người giàu có sẵn, hay làm đầy ngân sách chính quyền địa phương.

Trong cuộc họp quốc hội thường niên vào tháng 3, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố Bắc Kinh sẽ đưa ra chi tiết cải cách hệ thống phân bổ thu nhập quốc gia trong năm nay nhằm "nhanh chóng đảo ngược" xu hướng mất cân bằng thu nhập đang lan rộng.

Du Zhengzheng, một nhà của China Development Bank Securities phân tích "Khoảng cách thu nhập tăng đã ngăn chặn nhu cầu nội địa và có thể làm suy giảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế"

Lạm phát

Theo cơ quan thống kê địa phương, giá tiêu dùng bình quân ở Sanya tăng 5,4% trong năm 2011 so với cùng kì năm trước - cao hơn nhiều so với mục tiêu 4% của chính phủ, trong đó giá mặt hàng thực phẩm tăng 13,7%.

Chính quyền Sanya không phải không biết về vấn đề này. Một thông báo trên trang web của họ có viết: "Chúng tôi nhận thấy giá tiêu dùng tăng cao đang càng ngày càng tác động mạnh tới người dân địa phương. Một số đã phải giảm chi tiêu trong thực phẩm để đối phó với lạm phát tăng cao".

Cũng theo cơ quan thống kê địa phương, nửa đầu năm ngoái, lạm phát lên mức đỉnh trong gần 3 năm đã khiến chi tiêu bình quân đầu người nhóm hàng thịt bò giảm 13,3% cho mỗi năm, của trứng giảm 29,7%, của cá giảm 5,4%.

Vào năm 2011, chính quyền Sanya trợ cấp cho mỗi người dân thành phố 42 nhân dân tệ 1 tháng để chi tiêu thực phẩm.

Ông Qiao Yongyuan, một nhà nghiên cứu của CEBM một công ty nghiên cứu và tư vấn ở Thượng Hải, nhận định :"Trợ cấp chỉ là giải pháp tình thế để đương đầu với lạm pháp. Phương thuốc lâu dài cho căn bệnh này chỉ có thể là tăng lương cho nhóm người thu nhập thấp và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo."

Chính quyền trung ương Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh các nỗ lực để thu hẹp khoảng cách thu nhập. Bắc Kinh đã cam kết tăng lương tối thiểu bình quân ít nhất 13% mỗi năm trong 5 năm tới năm 2015, đồng thời yêu cầu các nhà cầm quyền địa phương làm cho lương của nhóm người thu nhập thấp nhất ít nhất phải bằng 40% lương trung bình.

Mức lương tối thiểu ở Trung Quốc dao động từ 1.500 nhân dân tệ/ tháng ở Thâm Quyến tới 870 nhân dân tệ/ tháng ở Trùng Khánh.

Sanya là một ví dụ điển hình  về việc các các quỹ đầu cơ đẩy giá quá cao khiến người dân địa phương phải nằm ngoài thị trường nhà đất , mà còn đẩy bất động sản ở vài thành phố lên cao, ngay trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực thực hiện thắt chặt chính sách nhà đất để làm nguội bớt thị trường.

Dong Yutang, một doanh nhân từ Cáp Nhĩ Tân, một trong những thành phố lạnh nhất tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc đất nước, đã mua một biệt thự cách bờ biển 15 phút lái xe trị giá 8 triệu nhân dân tệ ở Sanya. Ông nói: "Nó đáng giá thế. Tôi thích ở đây vào mùa đông. Và với vị thế đẹp thế này, tôi cũng không lo giá nhà sẽ giảm".

Vào năm ngoái, đầu tư bất động sản ở Sanya tăng 34,6%, cao hơn mức trung bình 27,9% của cả nước.Trong hai năm qua, thị trường Sanya tăng mạnh hơn nhiều nơi khác trên đất nước với giá bất động sản địa phương tăng gần 50% chỉ trong 2 năm.

Nhưng chính quyền địa phương cũng đang bắt đầu suy nghĩ về việc giảm phụ thuộc vào bán đất và chuẩn bị để chuyển hướng sang phát triển bền vững hơn. Ông Jiang Dingzhi, chủ tịch tỉnh Hải Nam, phát biểu vào năm ngoái: "Sự phát triển của một thành phố không nên quá phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản. Chúng tôi cần chú ý đặc biệt tới việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hải Nam để tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững".

Nguồn Reuters/DVT


Sự kiện