Thứ Năm | 25/09/2014 15:17
Mario Draghi nối bước Alan Greenspan
Cựu Chủ tịch Alan Greenspan cũng từng khiến cho các thị trường cảm thấy thoải mái nhưng ông đã kết thúc sự nghiệp lãnh đạo tại Fed trong ngọn lửa lớn "thiêu rụi" cả thị trường tài chính toàn cầu.
"Mario ảo thuật gia", "super Mario" là những lời khen tặng có đôi chút cường điệu mà giới đầu tư quốc tế thường dành cho Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi. Sau khi lãi suất tiền gửi của các ngân hàng tại ECB hạ xuống mức âm, Chủ tịch Mario Draghi đã khiến cho các thị trường chứng khoán giao dịch hứng khởi. Trong khi những người lo sợ giảm phát thì luôn phàn nàn rằng, lạm phát đã xuống quá thấp, thì cuối cùng ông Draghi cũng đưa chương trình cho vay tín dụng dài hạn dành cho các ngân hàng đi vào hoạt động. Mức độ tăng giá quá thấp là điều đáng lo ngại, mặc dù chưa đủ để dẫn đến hiện tượng giảm phát. Mối lo ngại trên chủ yếu bắt nguồn từ sự giảm giá trên thị trường hàng hóa nguyên liệu, chứ không phải các thành phần kinh tế khác.
Và người ta đã nói về cuộc "cách mạng Cô-péc-ních" ở ECB! Một "cuộc cách mạng" sẽ chẳng thể mang đến bất kỳ kết quả nào để thúc đẩy các quốc gia đang túng quẫn trong việc thiếu cấu trúc và thiếu năng lực canh tranh. |
Chương trình cung cấp thanh khoản mới giúp hệ thống ngân hàng hưởng lợi liệu có làm thức tỉnh sự phân bổ tín dụng và qua đó hồi sinh các hoạt động trong khu vực đồng tiền chung? Đó là câu hỏi còn hơn cả sự nghi ngờ. Mario Draghi liệu có thực sự tin vào điều đó? Các ngân hàng trong khu vực không đổ nhào vào đón nhận gói tín dụng lớn với lãi suất vô cùng thấp do ECB cung cấp và có vẻ như họ cũng không cảm thấy thuyết phục trước những lập luận của ngân hàng trung ương.
Lực cầu tín dụng vẫn yếu ớt và việc bơm tín dụng của ngân hàng trung ương vào các tổ chức ngân hàng trong khu vực sẽ không thay đổi được điều đó. Lượng thanh khoản này vẫn sẽ là nguồn nuôi dưỡng cho các khoản đầu tư tài chính. Thị trường chứng khoán ở khắp nơi đang đứng ở mức điểm cao nhất lịch sử trong khi bức tranh của nền kinh tế thực đang diễn ra ngược lại. Đối với hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ, loạt nới lỏng chính sách mới đang cho phép các nhà nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu đi vay với lãi suất thấp hơn, ngay cả đối với những trái phiếu bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, đây không phải là mục tiêu mà Chủ tịch ECB hướng đến. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không hề tỏ ra lo lắng về những trở ngại và hoan nghênh những hành động chính sách của ECB bất chấp những rủi ro khuyến khích đầu cơ đang tiềm ẩn.
Nhưng vẫn còn một điều khác cần lưu ý. Chính sách của Mario Draghi nhắm đến mục tiêu hạ giá đồng euro. Và người ta đã nói về cuộc "cách mạng Cô-péc-ních" ở ECB! Một "cuộc cách mạng" sẽ chẳng thể mang đến bất kỳ kết quả nào để thúc đẩy các quốc gia đang túng quẫn trong việc thiếu cấu trúc và thiếu năng lực canh tranh. Nếu có, mục tiêu của chính sách sẽ chỉ dừng lại ở sự tăng giá của hàng hóa nguyên liệu, đặc biệt là giá dầu. Kết quả tốt đối với sức mua khiêm tốn của người dân đến từ một ngân hàng trung ương luôn luôn có nhiệm vụ giữ cho giá cả ổn định.
Làm hài lòng các thị trường và duy trì bầu không khí thoải mái là những gì mà Alan Greenspan - cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã từng thực hiện. Alan Greenspan cho rằng, sự biến mất của lạm phát là do tiến bộ đột phá trong năng suất lao động đạt được nhờ những công nghệ mới. Giờ đây, người ta cũng quan sát thấy Mario Draghi cũng đang làm những điều tương tự. Và có điều này cần hết sức lưu ý: cựu Chủ tịch Alan Greenspan đã cung cấp những yếu tố mạnh mẽ cho các thị trường tăng điểm và chính ông cũng kết thúc sự nghiệp lãnh đạo tại Fed trong ngọn lửa lớn "thiêu rụi" cả thị trường tài chính toàn cầu.
Nguồn GAFIN/Theo DVO