Chủ Nhật | 09/06/2013 15:43

Marc Faber: Dù có QE 99 cũng chẳng giúp gì được nền kinh tế

Theo Faber, QE chỉ giúp các nhà đầu tư chứ chẳng mang lại lợi ích gì cho phần còn lại của dân số.
Nỗi ám ảnh của thị trường về chính sách nới lỏng định lượng (QE) và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẵn sàng cung cấp mức không giới hạn thanh khoản đã không mang tới việc làm cho người dân thường và nó cũng không có lợi cho những người tham gia thị trường, chuyên gia kinh tế nổi tiếng Marc Faber trả lời CNBC TV.

Ông Faber nổi tiếng với những bản tin đầu tư hàng tháng "The Gloom Boom & Doom Report" đã so sánh sự kìm hãm của thị trường trước những chương trình mua trái phiếu của Fed với lượng cung tiền phát hành những năm 1970 và tình trạng việc làm trong những năm 1980. Ông Faber cho rằng, điều đó có thể giúp các nhà đầu tư trong khi chẳng giúp gì được phần còn lại của dân số.

"Mỗi khi thị trường bị ám ảnh bởi một chỉ số nào đó, cho dù là cung tiền trong những năm 1970 hay thâm hụt ngân sách, việc làm trong những năm 1980, thì nó thường mất đi sự liên kết của mình", Faber nói.

Trong năm 2009 khi Mỹ bắt đầu chương trình QE1, Faber tin rằng họ sẽ tiếp tục tới QE99 hoặc sẽ có một chương trình nới lỏng định lượng không giới hạn thời gian. Đến giờ Faber vẫn tin vào điều đó. Đáng lưu ý là theo thời gian, tác động của QE hay việc in tiền sẽ mất dần khả năng của nó.

"Nới lỏng tiền tệ không làm tăng việc làm cho người dân bình thường nhưng tăng giá trị tài sản thuộc sở hữu của một bộ phận nhỏ dân số, khoảng 1%, thậm chí chưa tới 1%. Có thể khoảng 0,5% được hưởng lợi từ giá cổ phiếu tăng, giá bất động sản cao cấp tăng", ông Faber nói thêm.

Tại các thị trường mới nổi, Ấn Độ là lựa chọn của các nhà đầu tư đi ngược trào lưu, bất chấp tình trạng chính phủ của quốc gia này. Ông Faber cho biết có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, với triển vọng mạnh mẽ chủ yếu từ bán lẻ, sản xuất, phân phối và dược phẩm.

Tiền đầu tư vào Ấn Độ chưa nhiều. Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, về dân số, quốc gia này sẽ vượt qua Trung Quốc trong chỉ vài năm tới, chuyên gia kinh tế Faber nhận định.

"Ít nhất tại Ấn Độ so với Trung Quốc, họ có các doanh nghiệp đẳng cấp thế giới đang hoạt động tốt, có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ bở họ được độc quyền. Trong dịp Giáng Sinh, tôi đã nói rằng tôi không tăng đầu tư tại bất cứ thị trường châu Á nào ngoại trừ Ấn Độ", ông nói.

Marc Faber cũng tăng đầu tư một lượng vừa đủ vào Iraq bởi thị trường tại Iraq đang đi xuống.

Nguồn Dân Việt/CNBC


Sự kiện