Thứ Sáu | 10/01/2014 09:02

Manila muốn làm rõ luật đánh cá biển Đông của Trung Quốc

Philippines nói họ đang chờ lời giải thích làm rõ về luật đánh cá của tỉnh Hải Nam Trung Quốc áp dụng cho vùng biển Đông.

Philippines nói họ đang chờ lời giải thích làm rõ về luậtđánh cá của tỉnh Hải Nam Trung Quốc. Theo tỉnh này tầu đánh cá phải được phép mớivào vùng lãnh hải do tỉnh này quản lý, tức là phần lớn vùng biển Đông đang bịtranh chấp.

Hành động đó nếu được áp dụng chung sẽ có thể làm căng thẳnggia tăng trong khu vực. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền phần lớn biển Đông vớitài nguyên dầu khí giàu có, bác bỏ các tuyên bố chủ quyền tới từng phần biển củacác nước liên quan.

Quan chức cao cấp của hải quân Philippines nói luật này đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển UNCLOS.

Peter Chavez phát ngôn viên của bộ quốc phòng Philippines nói chính quyền nước này đã sẵn sàng áp dụng luật đánh bắt trên vùng đặc quyền kinh tế của mình ở biển Đông, gồm có quy định về loại cá được đánh bắt.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói Manila đã yêu cầu đại sứ quán nước mình ở Bắc Kinh tìm kiếm thêm thông tin về luật nói trên.

Quan hệ giữa Bắc Kinh với Manila vốn đã rất băng giá về chủ đề biển Đông.

Tàu sân bay Liêu Ninh vừa tập trận ở Hải Nam về.
Tàu sân bay Liêu Ninh vừa tập trận ở Hải Nam về.

Các chi tiết về luậtdo Hải Nam áp dụng

Luật đánh cá của Hải Nam đưa ra sau việc Trung Quốc tuyên bốthiết lập vùng định vị phòng không ở biển Hoa Đông cuối tháng 11 năm 2013. VùngADIZ Hoa Đông bao gồm cả khu vực có các đảo đang có tranh chấp gay gắt giữa Nhậtvà Trung.

Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Nam phê duyệt luật này hồi tháng11 và bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/2014, theo trang web của chính quyền tỉnh.

Theo đó, tàu cá nước ngoài cần được cho phép trước khi tiếnvào. Cơ quan chủ quản “liên quan và chịu trách nhiệm” trực thuộc Quốc vụ việnTrung Quốc.

Luật của Hải Nam không nêu rõ hình phạt nhưng yêu cầu của nógiống luật Trung Quốc 2004, theo đó thuyền tiến vào lãnh hải Trung Quốc khôngphép có thể bị tịch thu mẻ cá và thiết bị đánh bắt với khoản phạt tối đa là 500.000tệ (tức 82.600 USD).

Vụ việc này diễn ra đồng thời với việc Nhật Bản đưa quyết địnhxác định quyền sở hữu của 280 đảoxa trong lãnh hải của họ để đăng ký là tài sản quốc gia. Đây là hành động có thểkhiến Trung Quốc nổi giận.

Nguồn Reuters/Dân Việt


Sự kiện