Mạnh Đức Thứ Tư | 09/05/2018 19:00

Malaysia “chán ngấy” tiền của Trung Quốc

Người dân Malaysia ngày càng lo ngại về cách Trung Quốc tài trợ cho các dự án và liệu Malaysia thực sự có thể trả được nợ hay không.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không có mặt trên lá phiếu bầu cử trong tay người dân Malaysia khi họ bầu ra một chính phủ mới vào hôm 9.5. Nhưng ông lại đang hiện diện ở trên các bảng quảng cáo bầu cử. Nguyên do là vì ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Malaysia đã trở thành một trong những vấn đề gây tranh cãi gay gắt nhất trong cuộc bầu cử đang diễn ra ở Malaysia.

Đó chắc chắn là điều không hay đối với Trung Quốc, nước luôn tự cho là mình sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế trên khắp thế giới. Mặc dù vậy, tầm nhìn của này không nhận được nhiều sự đồng tình trên thế giới. Ở Malaysia và các nơi khác, sự phản đối với những khoản đầu tư của Trung Quốc đang tăng lên, nguyên do là người dân Malaysia và các nước khác nhận thức rằng điều này chỉ có lợi cho Trung Quốc. Do vậy, cuộc bầu cử của Malaysia được xem là một lời thức tỉnh.

Cho đến gần đây, chính Malaysia mới là nước đầu tư nhiều vào Trung Quốc. Nhưng vào năm 2013, ông Tập Cận Bình đã công bố sáng kiến “Nhất đới, nhất lộ” (OBOR), một dự án cơ sở hạ tầng trị giá 1,5 nghìn tỷ USD trải rộng trên 80 quốc gia. Sáng kiến này nhắm đến việc liên kết các thị trường xa xôi với Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy phát triển địa phương. Vị trí chiến lược của Malaysia trên eo biển Malacca, nơi khoảng 40% dòng chảy thương mại toàn cầu đi qua, khiến cho đất nước này trở thành một điểm vàng cho đầu tư.

Và Trung Quốc đã thực sự đầu tư. Cho đến nay, chính phủ nước này đã đầu tư 34 tỷ USD vào Malaysia, bao gồm một đường ống dẫn khí và tuyến đường sắt bờ Đông Malaysia trị giá (ít nhất) 17 tỷ USD. Khu vực tư nhân của Trung Quốc cũng tăng đầu tư vào Malaysia: Từ năm 2012 đến năm 2016, Malaysia đã nhận được 2,37 tỷ USD đầu tư bất động sản từ Trung Quốc, xếp thứ ba trong số các quốc gia OBOR. Tiền của Trung Quốc cũng đổ vào sản xuất, năng lượng và kim loại, cũng như hậu cần và thương mại điện tử.

Chính phủ hiện tại của Malaysia đã hoan nghênh các khoản đầu tư này, để hỗ trợ nền kinh tế đầy những khó khăn trong những năm gần đây do giá dầu thấp và sự bất ổn tài chính sau những tai tiếng liên quan đến chính phủ. Nhưng nhiều yếu tố nảy sinh đã bắt đầu khiến người Malaysia quay sang phản đối.

Quan trong nhất, người dân Malaysia ngày càng lo ngại về cách Trung Quốc tài trợ cho các dự án và liệu Malaysia thực sự có thể trả được nợ hay không. Năm ngoái, Sri Lanka đã bàn giao Cảng Hambantota cho các công ty do nhà nước Trung Quốc kiểm soát đổi lại việc họ không thể trả được khoản nợ 1,1 tỷ USD phát sinh từ việc xây dựng cảng này. Người dân Malaysia đã rất quan tâm đến vụ việc này và họ lo ngại.

Các công ty Trung Quốc cũng nổi tiếng với việc đưa công nhân, thiết bị và vật liệu từ nước mình sang, thay vì dựa vào các nguồn lực địa phương. Như khi xây đường sắt tại Malaysia, chính phủ nước này thậm chí lấy các rào cản ngôn ngữ để biện minh cho những thực tế nêu trên. Ghana và Philippines cũng đưa ra những than phiền tương tự.

Malaysia “chan ngay” tien cua Trung Quoc
 

Trong khi đó, đầu tư bất động sản của Trung Quốc tạo ra sự ganh tỵ, những mối quan ngại về chủ quyền và chủ nghĩa bài ngoại. Từ năm 2012 đến năm 2016, người nước ngoài chiếm khoảng 35% giao dịch đất đai ở Malaysia, đa số là người Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là dự án Forest City không lồ ngoài eo biển Johor, vốn sẽ có 700.000 cư dân sinh sống. Cho đến nay, 70% người mua là người Trung Quốc. Các bất động sản ở đây có giá lên tới 250.000 USD, ngoài tầm với của hầu hết người dân địa phương.

Làn sóng phản đối của người dân Malaysia, dưới sự lãnh đạo của cựu thủ tướng Mahathir Mohamad, khai thác những mối quan ngại này. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Bloomberg News, Mahathir đã viện dẫn việc Sri Lanka đã mất cảng Hambantota và sự thật rằng ngày càng nhiều người nước ngoài đến Forest City là những lý do để xem xét kỹ lưỡng các khoản đầu tư của Trung Quốc.  Ông nói: "Không một nước nào muốn thấy cảnh người nước ngoài đổ xô vào đất nước của họ”.

Đó là một thông điệp mạnh mẽ. Trong năm 2015, Tổng thống Sri Lanka đã thất cử lại vì những cáo buộc rằng ông quá thân thiện với Trung Quốc, và người kế nhiệm của ông hiện cũng đang bị công kích bởi vấn đề này. Mặc dù ông Mahathir khó có thể đánh bại thủ tướng Najib Razak vào ngày 9.5, nhưng những lời chỉ trích của ông đã có hiệu quả, bằng chứng là việc người Malaysia ngày càng dè chừng Trung Quốc. Bất kể ai thắng, công chúng Malaysia sẽ trở nên hoài nghi hơn về vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế của nó.

Malaysia “chan ngay” tien cua Trung Quoc
 

Đối với Trung Quốc, đó chắc chắn là một diễn biến không mong muốn. Nhưng các khoản đầu tư thuộc dự án OBOR sẽ trở thành một vấn đề chính trị gây chia rẽ ở các nước khác trừ khi Trung Quốc đảm bảo rằng nó không trở thành gánh nặng cho những nơi không thể chi trả cho những khoản này. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc cần phải cho vay với các điều khoản bớt phức tạp hơn, tận dung nguồn lực địa phương, và đảm bảo rằng lợi ích từ sự hào phóng của họ sẽ được chia sẻ rộng rãi hơn. Những điều như vậy sẽ khiến một số cảm thấy không vui. Nhưng chúng sẽ giúp ông Tập Cận Bình không xuất hiện trên bảng bầu cử của các nước khác một cách không mong muốn như vậy.

Nguồn Bloomberg