Macedonia đổi tên nước và gia nhập NATO
→Những con số đáng báo động về rác thải nhựa
→Vì sao giáo dục Phần Lan tốt nhất thế giới?
Hy Lạp có một tỉnh ở miền Bắc mang tên Macedonia. Tranh cãi bùng phát từ năm 1991 khi Macedonia tách khỏi CH Nam Tư. Hy Lạp cho rằng sự trùng tên này có thể dẫn đến tranh chấp lãnh thổ, vì vậy quốc gia thành viên EU và NATO này phủ quyết việc Macedonia gia nhập hai tổ chức này. Theo đó, Macedonia gia nhập Liên Hiệp Quốc với tên gọi tạm thời là CH Nam Tư cũ Macedonia (FYROM).
Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 6 vừa qua, Macedonia sẽ đổi tên thành CH Bắc Macedonia, đồng thời Hy Lạp sẽ chấm dứt phản đối nước láng giềng phía Bắc gia nhập EU và NATO. Macedonia phải sửa đổi Hiến pháp để đáp ứng các điều khoản của thỏa thuận cũng như phải tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về việc này.
Chính phủ của thủ tướng Zoran Zaev hy vọng việc đổi tên quốc gia sẽ giúp chấm dứt xung đột với Hy Lạp, nước có tỉnh cùng tên mở đường cho Macedonia gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức sau khi Macedonia và Hy Lạp, vào tháng 7 vừa qua, đạt được thỏa thuận về việc đổi tên nước Macedonia và Hy Lạp, thành viên Liên Hiệp Châu Âu và NATO, không ngăn cản Macedonia gia nhập hai tổ chức này.
Theo AFP, để tránh bị thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý, chính phủ Madeconia đặt câu hỏi gắn vấn đề đổi tên nước với việc hội nhập châu Âu : "Ông hay bà có ủng hộ việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và NATO qua việc chấp nhận thỏa thuận giữa Macedonia và Hy Lạp."
Macedonia sẽ đổi tên thành CH Bắc Macedonia, đồng thời Hy Lạp sẽ chấm dứt phản đối nước láng giềng phía Bắc gia nhập EU và NATO |
Thủ tướng Zaev hy vọng là việc xích lại gần phương Tây sẽ là điều kiện chủ chốt để thúc đẩy nền kinh tế ảm đạm, với tỷ lệ thất nghiệp hơn 20% và mức lương trung bình là 350 euro, thấp nhất trong khu vực Balkan.
Theo cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất do đài truyền hình Telma TV thực hiện, 70% số người được hỏi ủng hộ đổi tên nước và số người sẽ đi bỏ phiếu là 57%.
Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý này chỉ có tính chấp tham khảo. Kết quả cuộc bỏ phiếu chỉ được công nhận nếu có trên 50% số cử tri tham gia. Sau đó, còn phải được 2/3 số dân biểu tại Quốc Hội thông qua.
Nhiều tổ chức dân tộc chủ nghĩa Macedonia chống lại việc đổi tên nước và kêu gọi tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý. Liên bang Nga cũng phản đối vì lo ngại Macedonia, vốn là khu vực ảnh hưởng của Matxcơva, gia nhập NATO.
Mặt khác, thỏa thuận giữa Athens và Skpoje về việc đổi tên nước Macedonia cũng còn phải được nghị viện Hy Lạp chấp thuận, trong khi liên minh chiếm đa số tại Quốc Hội đang bị chia rẽ quốc gia. Hồi đầu tháng Bẩy, bộ trưởng Quốc Phòng Panos Kammenos, lãnh đạo đảng Người Hy Lạp độc lập, tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống việc phê chuẩn thỏa thuận.