Tòa nhà ECB ở Frankfurt. Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất thêm 0,25% trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Ảnh: Wolfgang Rattay.

 
Nguyên Hồ Thứ Hai | 25/07/2022 11:30

Mặc nguy cơ suy thoái, châu Âu tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm

Lo ngại về suy thoái đã đẩy euro xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với USD, điều này khiến nhiệm vụ chống lạm phát của ECB càng căng thẳng hơn.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2011 để giải quyết lạm phát của khu vực đồng euro, vốn đã tăng 8,6% vào tháng trước.

Trong một động thái bất ngờ, ECB đã đẩy lãi suất cơ bản lên 0,5%, sau khi các nhà kinh tế dự đoán mức tăng 0,25%. Tham gia cùng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Anh trong cuộc chiến chống lạm phát, ECB cho rằng mức tăng là cần thiết để hạn chế áp lực giá cả trong hai năm tới.

Trước quyết định này, đồng euro tiếp tục giảm giá so với USD, đồng tiền này được cho là sẽ rơi sâu hơn nữa vào tuần tới khi Fed có khả năng tăng lãi suất chính thêm 0,75 điểm.

Ngân hàng Trung ương Anh cũng dự kiến một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 8.

Các quan chức ECB đã phải chịu áp lực từ các quan chức Đức, Hà Lan và Áo để tăng chi phí vay nợ, bất chấp lo ngại rằng chi phí vay nợ sẽ leo thang đối với các thành viên Nam Âu của khối EU.

Một số thay đổi trong chính phủ Ý gần đây làm tăng chi phí đi vay của Ý và gây áp lực lên ECB, khi phải đẩy mạnh chương trình “chống phân mảnh”, được định hướng để bảo vệ các quốc gia trong khối đang gặp căng thẳng về nợ tài chính

Những lo ngại về suy thoái đã đẩy đồng euro xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với USD, điều này khiến nhiệm vụ chống lạm phát của ECB càng căng thẳng hơn khi giá năng lượng đang cao “chót vót”, bởi dầu nằm trong số nhiều mặt hàng được định giá bằng USD.

Có thể bạn quan tâm: 

Rơi xuống mức thấp kỷ lục, đồng euro "sốt" như cổ phiếu

Nguồn The Guardian