Ảnh: SCMP.
Mặc cho Trump hối thúc mua thêm nông sản, Trung Quốc vẫn tỏ ra hờ hững
► Nối lại đàm phán, Mỹ và Trung Quốc phải đối mặt với những rào cản còn lớn hơn trước
►Trung Quốc muốn một thỏa thuận thương mại cân bằng, Mỹ nói không
Trong cuộc gặp kéo dài 80 phút giữa Tổng tống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vừa qua tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 6, Tổng thống Trump đã thúc giục Trung Quốc nhập khẩu 1 lượng lớn sản phẩm nông nghiệp Mỹ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tập không đưa ra bất cam kết nào trong cuộc gặp. Cho tới nay cũng không có bất cứ giao dịch nào giữa 2 nước, kể từ sau cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo.
Điều này phản ánh các tuyên bố khác biệt mà mỗi bên đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh. Theo tuyên bố của Trung Quốc, ông Tập không đưa ra bất kỳ lời hứa nào về việc mua hàng nông sản của Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố nói rằng ông Trump đã bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc có thể mua nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn.
Cũng tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, Ông Trump đã đề xuất Trung Quốc sẽ mua 1 lượng lớn sản phẩm nông nghiệp Mỹ. “Chúng ta sẽ không tăng thêm bất kỳ mức thuế nào, và Trung Quốc sẽ mua nông sản của Mỹ”. Nhưng cho tới nay Bắc Kinh vẫn chưa có bất kỳ động thái nào.
Khi được hỏi về sự khác biệt trong thông báo của Trung Quốc sau hội nghị Thượng đỉnh tại Osaka, ông Cao Phong, người phát ngôn Bộ Thương Mại Trung Quốc cho rằng “mua nông sản là 1 vấn đề quan trọng,” nhưng chưa được chốt lại.
Việc Trung Quốc không có bất kỳ hứa hẹn gì về vấn đề nông sản, vốn được coi là nhượng bộ dễ dàng nhất mà Bắc Kinh đưa ra để đạt được thỏa thuận từ phía Mỹ, cho thấy cách tiếp cận của chính quyền Trung Quốc trong việc đàm phán với Trump đã thay đổi.
Trung Quốc đã đặt mua một lượng lớn cho 544.000 tấn đậu nành Mỹ nhiều ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Osaka. Nhưng thực tế là điều này vẫn chưa diễn ra. Ảnh: SCMP. |
Các sản phẩm nông nghiệp, như đậu nành, là 1 mặt trận chính trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc là 1 đối tác mua đậu nành lớn của Mỹ và cuộc chiến thương mại đã khiến đất nước đông dân thứ 2 thế giới ngừng mua loại nông sản này.
Cũng theo nguồn tin từ Reuters, trên thực tế, Trung Quốc đã đặt mua một lượng lớn cho 544.000 tấn đậu nành Mỹ nhiều ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Osaka diễn ra. Tuy nhiên, kể từ hội nghị thượng đỉnh Osaka, ngoài việc một công ty tư nhân Trung Quốc mua một ít gạo của Mỹ, Trung Quốc không mua thêm bất cứ loại nông sản nào.
Ngay cả khi Trung Quốc tăng cường việc nhập khẩu đậu nành và bắp của Mỹ, thâm hụt giữa 2 nước cũng sẽ không giảm đáng kể. Tổng giá trị nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc vào năm 2017 là khoảng 39 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu bắp đạt 600 triệu USD. Nếu so sánh với con số 419 tỷ USD thâm hụt trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung thì việc Trung Quốc mua tất cả các loại nông sản chỉ bù đắp một lượng nhỏ.
Trong khi Bắc Kinh tuyên bố rằng họ không muốn kéo dài thương chiến và sẵn sàng đàm phán. Tuy nhiên giới học giả của nước này nhất trí cao với nhận định rằng thỏa thuận thương mại không thể giải quyết được sự cạnh tranh giữa 2 nước và thái độ gay gắt của Washington với Bắc Kinh.
Cả 2 bên vẫn không thống nhất với nhau về việc họ nên bắt đầu nối lại các vòng đàm phán từ đâu. Phía Mỹ thì cho rằng 90% của thỏa thuận gần như đã được thông qua vào đầu tháng 5 nên việc nối lại nên bắt đầu từ nơi mà đàm phán đã đổ vỡ. Nhưng phía Trung Quốc thì khẳng định: “Không có bất cứ điều khoản nào được phía Trung Quốc đồng ý cho đến khi hai bên đã đồng thuận về mọi thứ”.
Trung Quốc cũng yêu cầu Mỹ Trump phải “đối xử với các doanh nghiệp và du học sinh Trung Quốc một cách công bằng.” Cũng theo SCMP, có thể Trung Quốc đang chờ động thái từ phía chính quyền Trump xuống thang trong việc cấm các doanh nghiệp Mỹ giao dịch với Huawei trước khi chính quyền Trung Quốc chấp nhận mua nông sản Mỹ.
Trước đó Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc thay đổi tất cả các điều khoản đã thảo luận vào phút chót khiến cho các cuộc đàm phán bị ngừng trệ. Trong khi đó phía Bắc Kinh cũng cáo buộc Mỹ phải chịu mọi trách nhiệm cho việc đàm phán đổ vỡ. Mỹ leo thang căng thẳng bằng động thái cấm các công ty Mỹ bán hàng cho Huawei, kích động một làn sóng tự tôn dân tộc lớn tại Trung Quốc, làm đoàn đàm phán của Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu rơi vào thế khó xử trong việc đạt được thỏa thuận với Mỹ.
SCMP dẫn nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc cho biết “ông Lưu sẽ dè chừng hơn trong việc đàm phán với Mỹ khi ông bị giới lãnh đạo Trung Quốc chỉ trích là quá mềm dẻo với phía Mỹ.”
Hơn 1 tuần sau khi ông Trump và ông Tập đồng ý tạm ngừng leo thang căng thẳng thuế quan, có rất ít dấu hiệu cho thấy các đoàn đàm phán cấp cao đang bắt đầu lại các cuộc đối thoại. Cũng không có bất kỳ thông tin chính thức nào thông báo về việc đối thoại giữa 2 bên. Mặc dù ông Larry Kudlow cố vấn kinh tế của Nhà Trắng đã chia sẻ vào ngày 5/7 vừa qua rằng ông Lighthizer, Đại diện Thương mại của Mỹ, đang trong quá trình đối thoại với ông Lưu Hạc để lên kế hoạch cho các buổi đàm phán.
Cũng trong ngày 8/7 vừa qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phủ nhận quan điểm rằng Trung Quốc mong đạt một thỏa thuận nhiều hơn Mỹ.
Ông Cảnh cho biết: “Tôi không rõ quan điểm rằng phía Trung Quốc mong muốn đạt 1 thỏa thuận nhiềuhơn Mỹ đến từ đâu”. Ông cũng đặt câu hỏi rằng: “Nếu phía Mỹ không muốn đạt thỏa thuận, thì tại sao họ phải tiến hành 11 vòng đàm phán và hiện nay thì đang nối lại các vòng đàm phán với Trung Quốc?”.
Mới nhất, ông Trump đã viết trên tài khoản mạng xã hội Twitter của mình rằng: “Họ đã không mua các sản phẩm nông nghiệp từ những người nông dân tuyệt vời của chúng ta như họ đã hứa". “Hy vọng họ sẽ bắt đầu sớm”, ông nói thêm.
►Mỹ - Trung có thể đạt thỏa thuận thương mại vào ngày 10.5?
►Đâu là những rào cản lớn nhất của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung?