Thứ Ba | 01/04/2014 17:35

Lý do Myanmar đang nóng lên nhanh chóng

Sự ganh đua trong đấu trường chính trị làm trầm trọng thêm chia rẽ dân tộc và các vấn đề khác.

Trong vài tháng qua cảm giác của người ngoài cuộc vớiMyanmar là môi trường chính trị nước này đang lệch đường ray. Có hai lý do dẫntới cảm giác đó. Thứ nhất, Myanmar đang trải qua khủng hoảng lãnh đạo. Thứ hai,khả năng bất ổn xã hội diện rộng đang tăng lên.

Tám tháng trước, những mâu thuẫn trong giới chính trị lớn dầnvà làm xói mòn cảm giác lạc quan của người quan sát. Đó mới chỉ là sự lo lắngchung chung về bạo lực cộng đồng gia tăng, sự hiện diện rộng rãi ngôn từ phỉbáng các tôn giáo thiểu số. Rộng ra, nó là nạn nghèo đói ngày càng tăng, và cạnhtranh chính trị tăng vọt. Lúc đó, lý docủa sự bất đồng trong bộ ba quyền lực: tổng thống Thein Sein, Chủ tịch Quốc hộiShwe Mann và chính trị gia Aung San Suu Kyi chưa hoàn toàn rõ ràng.

Nhưng đến nay ba nhân vật nói trên đã gỡ bỏ các lý do che đậyvà sự khác biệt chính trị một cách nền tảng giữa họ lộ rõ dần.

Quyền là ứng viên tổngthống cho năm 2015

Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi làm việc với phái đoàn quốc hội Anh đến thăm Rangoon, Myanmar
Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi làm việc với phái đoàn quốc hội Anh đến thăm Rangoon, Myanmar

Bà Aung San Suu Kyi và đảng cầm quyền đã phối hợp tốt trongthời kỳ cải cách ban đầu. Trong năm 2011, cuộc gặp lịch sử giữa bà và tổng thốngThein Sein đã dọn đường cho đảng Liên minh dân chủ quốc gia NLD tham gia tranhcử 2011. Diễn biến đầy kịch tính đó đã khuyến khích các nước phương Tây dỡ bỏ cấmvận với Myanmar. Nhưng giờ đây hai bên đã có bất đồng công khai về câu hỏi có cảitổ không và cải tổ thế nào hiến pháp 2008, vốn được soạn thảo bởi chế độ trước.

Năm 2012 bà Aung San Sun Kyi đặt mục tiêu cải tổ hiến pháp là một ưu tiên của đảngcủa bà. Dù là ngay lúc đó vẫn còn chưa rõ bà muốn thay đổi gì. Tháng 6/2013 bàtuyên bố muốn tham gia tranh cử tổng thống 2015 và nhận định “Để tôi có thể hợphiến với chức tổng thống, cần phải có sửa đổi hiến pháp.” Bà rõ ràng đang đề cậptới Điều 59 (f) của hiến pháp, nói mộttổng thống hoặc phó tổng thống không thể có con hoặc chồng là người quốc tịchnước ngoài. Bà Aung San Suu Kyi đã có hai con trai với ông chồng quá cố MichaelAris và cả hai đều mang quốc tịch Anh.

Cho tới nay tổng thống Thein Sein vẫn chưa đáp lại yêu cầu sửađổi hiến pháp của bà Aung San Suu Kyi. Tháng 11/2013, bà chính thức yêu cầu cócuộc gặp với các nhân vật quan trọng, trong đó có tổng thống, chủ tịch nghị viện,và Tổng chỉ huy quân đội Đại tướng Min Aung Hlaing về sửa đổi hiến pháp. Tổng thống đã bác bỏyêu cầu của bà, và điều đó có vẻ làm sắc nét thêm cảm giác chống phá giữa haingười. Bà Aung San Suu Kyi thể hiện thái độ lạnh lùng khi nói về tổng thốngtrong các cuộc gặp với chính trị gia địa phương và quan chức nước ngoài từ cuối2012 đến nay.

Bà Aung San Suu Kyi  làm việc với tổng thống Obama khi đi thăm Mỹ
Bà Aung San Suu Kyi làm việc với tổng thống Obama khi đi thăm Mỹ

Trong bài phát biểu 26/3 vừa qua, ông Thein Sein thúc giụccác nghị sĩ theo đuổi cải tổ hiến pháp một cách nhẹ nhàng và tỉnh táo để tránh thếmắc kẹt chính trị. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của quân đội trong đàm phán “Quânđội cần có mặt ở các đàm phán bàn tròn về cách giải quyết các vấn đề chính trị.”Bà Aung San Suu Kyi cần có sự ủng hộ của quân đội để thông qua được sửa đổi hiếnpháp. Bà cũng tin rằng tổng thống Thein Sein có thể thuyết phục quân đội ngồixuống bàn đàm phán.

Chính trị gia lão thành, chủ tịch Quốc hội Shwe Mann cũng làchủ tịch đảng cầm quyền nói sửa đổi điều 59 (f) không phải là “ưu tiên duy nhất”của đảng. Đảng cầm quyền cũng đã đề nghị hàng chục thay đổi trong hiến pháp bêncạnh nó. Ông Shwe Mann được coi là một trong những đồng minh của bà Aung SanSuu trong chế độ cầm quyền.

Trong lúc đó Đại tướngMin Aung Hlaing vẫn kín tiếng mặc dù nguồn tin thân cận tin rằng ông đồng ý vớitổng thống. Một khả năng đang được đặt ra là năm 2015 khi ông nghỉ hưu, MinAung Hlaing có thể trở thành ứng cử viên tổng thống đại diện cho giới quân đội.

Ông Min Aung Hlaing  đi cùng bà Aung San Suu Kyi
Đại tướng Min Aung Hlaing đi cùng bà Aung San Suu Kyi

Tình huống này chưa được giải quyết và có thể dẫn tới khoảngtrống quyền lực trong tổng tuyển cử 2015. Ai sẽ đạt yêu cầu là ứng viên tổng thống,cả về mặt hiến pháp và về khả năng thu hút ủng hộ của quần chúng?

Khoảng trống quyền lựcsắp tới

Đương kim tổng thống Thein Sein không có nhiều cơ hội tái đắccử, chưa nói đến việc uy tín trong đảng của ông thua chủ tịch Shwe Mann. Quantrọng hơn là đảng cầm quyền khó có khả năng thắng đủ ghế để quyết định được tổngthống tương lai. Theo hiến pháp Myanma hiện tại, tổng thống không được bầu bằngbỏ phiếu trực tiếp mà thông qua quốc hội. Cũng theo đó, quân đội có quyền ảnhhưởng lớn tới quá trình bỏ phiếu. Ngoài ra, các nghị sĩ quốc hội thuộc phe quânđội có thể bầu lãnh đạo của họ làm ứng cử viên tổng thống, tức là ông Min AungHlaing.

Thế lực mong muốn cảicách hiến pháp

Tổng thống Mỹ và Ngoại trưởng Hilary Clinton thăm bà tại nhà riêng ở Rangoon, Myanmar
Tổng thống Mỹ Obama và Ngoại trưởng Hilary Clinton thăm bà Aung San Suu Kyi tại nhà riêng ở Rangoon, Myanmar

Bà Aung San Suu Kyi đang ngày càng lớn tiếng phê phán tổngthống Thein Sein. Để gây sức ép cải cách hiến pháp, bà dùng đến hai nguồn lựcđã được thử thách: các đảng phái trong nước và các áp lực quốc tế.

Bà Aung San Suu Kyi liên tục thuyết phục các thế lực quốc tếgây áp lực với chính phủ để tiến hành cải cách hiến pháp. Từ đầu 2013 bà đãdùng các chuyến đi nước ngoài và các cuộc gặp trong nước với các nhà lãnh đạoquốc tế để kêu gọi họ gây áp lực với tổng thống Thein Sein.

Về quyền lực chiến trị trong nước bà Aung San Suu Kyi đãliên kết với Nhóm Thế hệ 88, đảng có ảnh hưởng thứ hai ở Myanmar sau đảng của bà.Trong bài phát biểu trước công chúng hôm 22/3/2014, bà kêu gọi quần chúng thamgia biểu tình toàn quốc đòi cải cách hiến pháp.

Thế lực chống lại cácthay đổi

Tuy vậy đối trọng cho các nỗ lực cải tổ của bà Aung San SuuKyi có thể là phong trào Phật tử dân tộc chủ nghĩa đang tăng dần sức mạnh. Cácnhà sư Phật giáo hoạt động chính trị đã thành công trong việc gây sức ép vớichính quyền ra các đạo luật để cấm hôn nhân giữa người theo tôn giáo khác nhau.Tuy ông Thein Sein không tổ chức phong trào này, ông đã đồng ý với nó trong việcđệ trình nghị viện xem xét cấm hôn nhânkhác tôn giáo vài tuần trước. Các nguồn tin nói ông Thein Sein giữ liên lạc thườngxuyên với phong trào dân tộc, đặc biệt là nhân vật Ashin Wirathu, người được gọilà “bin Laden của Myanmar”. Nhiều nhà sư lãnh đạo phong trào đã cho biết họkhông ủng hộ việc thay đổi Điều 59 (f).

Với họ Điều 59 (F) có thể khiến Myanmar trong tương lai gần rơivào thế có một tổng thống Hồi giáo hoặc đơn giản là không phải Phật tử. Tuynhiên họ thúc giục bỏ phiếu cho Thein Sein thay vì bà Aung San Suu Kyi vì coibà quá yếu trong việc bảo vệ quốc gia và Phật giáo.

Phật tử biểu tình ở Myanma
Phật tử biểu tình ở Myanma chống tham nhũng

Nạn đói nghèo vẫnchưa được giải quyết

Những đấu tranh trên không xoay chuyển người dân Myanmar mấyvì vẫn còn vấn đề quan trọng nhất: nạn đói nghèo. Họ đang phải đối mặt với thựctế hàng ngày gồm thất nghiệp, chiếm đất bất hợp pháp, tham nhũng, căng thẳngdân tộc, và xung đột không tránh khỏi ở địa phương. Với bầu không khí căng thẳngchung nó không khó để hình dung tình hình đấu tranh quyền lực có thể dẫn tới biểutình chính trị lan rộng, bạo động tôn giáo, thậm chí tấn công khủng bố. Bởi vìmức độ tin tưởng và hòa thuận quá thấp, xã hội Myanmar có thể dính vào tìnhhình còn tồi tệ hơn rối loạn chính trị Thái Lan gần đây. Không quá ngạc nhiênkhi báo The Economist dự đoán Myanmar có rủi ro bất ổn xã hội cao trong 2014.

Trừ phi giới lãnh đạo Myanmar đạt được thỏa thuận cơ bản vềtốc độ và chi tiết quá trình chuyển đổi, những rủi ro nói trên sẽ ngày càngtăng.


Nguồn Dân Việt/Foreign Policy


Sự kiện