Học sinh tại Bắc Kinh trong nghi lễ ngoại giao. Ảnh: Reuters.
Lý do khiến Mỹ - Trung sẽ ngừng chiến thuế quan?
Không ai chấp nhận thua cuộc
Phong cách đàm phán của Donald Trump - "hét to và mang theo một lá cờ trắng" - có vẻ không mạch lạc và không trung thực, nhưng nó đã thành công ngoạn mục cho ông. Và ông sắp sử dụng nó một lần nữa với Trung Quốc.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires tuần này đang được xem như là một khoảnh khắc thực hiện cho nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính. Theo Anatole Kaletsky, đồng Chủ tịch của Gavekal Dragonomics và là tác giả của "Chủ nghĩa tư bản 4.0, Sự ra đời của một nền kinh tế mới", ngay cả khi không đạt được thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh, có ít nhất bốn lý do để mong đợi một sự xuống thang của cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung Quốc.
Điều đầu tiên là sự thay đổi gần đây trong lý lẽ của phía Mỹ từ việc tập trung vào mang việc làm trở lại Mỹ đến các mục tiêu của chiến lược “bài Trung Quốc” là “kiềm tỏa” Trung Quốc và ngăn cản nước này phát triển thành một quyền lực công nghệ có thể thách thức vị thế số 1 của Mỹ. Bây giờ, ông Tập nhận ra ông đang tham gia vào một cuộc đấu tranh thế hệ chống lại việc kiềm tỏa Trung Quốc, ông chỉ đơn giản là không thể thua trong cuộc giao tranh mở đầu của Chiến tranh Lạnh 2.0 này.
Và ông Tập có rất nhiều công cụ chính sách có sẵn để đảm bảo rằng nền kinh tế Trung Quốc không bị thiệt hại nghiêm trọng từ thuế quan của Mỹ. Nếu thuế quan giảm xuất khẩu của Trung Quốc, chính phủ và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể bù đắp tác động kinh tế này bằng cách kích thích nhu cầu trong nước.
Thứ hai, khi khả năng và sự sẵn sàng của ông Tập để bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc khỏi bất kỳ sự suy giảm nào trở nên rõ ràng, toan tính chính trị của ông Trump sẽ thay đổi. Nếu ông Trump muốn một "chiến thắng lớn" về thương mại Trung Quốc để khoe khoang trước cuộc bầu cử năm 2020, ông sẽ cần phải nhanh chóng đạt thỏa thuận với ông Tập.
Điều này là do giai đoạn tiếp theo của chiến tranh thương mại - khi mức thuế tăng từ 10% lên 25% và có thể bao phủ tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc - sẽ không còn tao ra sức hút với cử tri Mỹ và sẽ thục sự gây thiệt hại nhiều hơn cho triển vọng kinh tế của Mỹ so với chiến thuận hiện tại là đưa ra những lời lẽ hăm dọa hơn là hành động.
Thứ ba, các cuộc đàm phán địa chính trị trước đây của ông Trump đưa ra các tiền lệ rõ ràng cho một sự ngừng bắn sẽ sớm diễn ra. Trong tất cả các cuộc đối đầu ngoại giao lớn của ông – từ vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, bức tường biên giới Mexico, và cho tới việc sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - ông Trump dường như hay thực hiện đe dọa mạnh mẽ giống như ông tiến gần đến một cuộc chiến tranh và sau đó đột nhiên thương lượng cho một cuộc rút lui chiến thuật. Trường hợp gần đây và bất ngờ nhất là việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Iran để đảo ngược sự gia tăng giá dầu trên 80 USD.
Phong cách đàm phán của Trump đã mang lại thành công ngoạn mục cho ông, nếu không vì lợi ích quốc gia của Mỹ. Nó đã giúp ông kích thích những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa bằng cách hành động mạnh mẽ hơn bất kỳ vị tổng thống nào trước đây để "Làm cho Mỹ vĩ đại trở lại" trong khi tránh bất kỳ rủi ro quân sự hoặc kinh tế thực sự nào có thể làm bất lợi hay hy sinh lợi ích của cử tri Mỹ.
Một thỏa thuận sẽ đạt được?
Một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ phù hợp với mô hình này. Ngay cả khi hai bên không đạt đồng thuận tại Buenos Aires, tiếp theo đó sẽ một đợt mở rộng áp thuế của Mỹ chống Trung Quốc trong ngắn hạn. Một vài tháng hoặc vài tuần sau đó, một hội nghị thượng đỉnh Trump- ông Tập khác sẽ lại diễn ra và một "rút lui chiến thắng".
Cuối cùng, thực tế là ông Tập không thể thua trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Mỹ-Trung và điều đó không có nghĩa là ông Trump phải thua. Một trận hòa hoặc ngừng bắn sẽ hoàn toàn có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc và gần như chắc chắn sẽ thỏa mãn ông Trump, nếu xét theo những kinh nghiệm trong quá khứ. Ông Trump có thể giành được vinh quang với một thỏa hiệp liên quan đến một số nhượng bộ, mà ông Tập sẵn sàng thực hiện nhưvề quy mô mất cân bằng thương mại, luật sở hữu trí tuệ, mở rộng thị trường cho các công ty đa quốc gia và tài chính của Mỹ...
Trên thực tế, Trung Quốc đã đồng ý rằng họ có thể đáp ứng khoảng 40% trong tổng số 142 nhu cầu thương mại của Mỹ vào đầu năm nay và có thể thương lượng thêm 40%. Và 20% còn lại, liên quan đến trợ cấp công nghệ và công nghiệp, là không thể thương lượng được với Trung Quốc. Tất nhiên, 20% này bao gồm hầu hết là nguyên nhân mà những người bài Trung Quốc phản đối bởi vì chúng có thể cho phép Trung Quốc thách thức quyền bá chủ công nghệ và quân sự của Mỹ vào nửa sau của thế kỷ này.
Nhưng liệu ông Trump có thực sự quan tâm về những gì có thể xảy ra sau năm 2050? Giả sử ông ấy quan tâm nhiều hơn về những gì xảy ra vào năm 2020, khi ông ấy phải đối mặt với cử tri Mỹ một lần nữa, cuộc đối đầu của ông ấy với Trung Quốc sẽ sớm kết thúc.
Nguồn Project Syndicate