Thứ Sáu | 10/01/2014 10:34

Luật đánh cá của Trung Quốc bị coi là “khiêu khích và có thể gây nguy hiểm”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ coi giới hạn đánh bắt cá ở vùng lãnh hải đang tranh chấp ở biển Đông là hành động “khiêu khích và có thể gây nguy hiểm.”

Hoa Kỳ coi giới hạn đánh bắt cá ở vùng lãnh hải đang tranhchấp ở biển Đông là “khiêu khích và có thể gây nguy hiểm.” Hai nước vốn có bấtđồng về vùng phòng không của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Nam Trung Quốc đã phê chuẩn luậtđánh cá tháng 11/2013 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2014. Luật yêu cầu tàu đánh cánước ngoài phải xin phép mới được tiến vào vùng lãnh hải Trung Quốc do tỉnh quảnlý.

Hành động đó nếu được áp dụng chung sẽ có thể làm căng thẳnggia tăng trong khu vực. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền phần lớn biển Đông vớitài nguyên dầu khí giàu có, bác bỏ các tuyên bố chủ quyền tới từng phần biển củacác nước Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Việt Nam.

Bản đồ tranh chấp chủ quyền Biển Đông - (nguồn: chính phủ Philippines)
Bản đồ tranh chấp chủ quyền Biển Đông

“Việc thông qua cácgiới hạn đặt lên hoạt động đánh cá của nước ngoài trong khu vực tranh chấp ở biểnĐông là một hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm,” theo Jen Psaki nóinữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong buổi họp báo ngày 9/1/2014.

“Trung Quốc đã chưa đưa ra lời giải thích hay cơ sở luậtpháp quốc tế nào cho các tuyên bố chủ quyền lãnh hải rộng lớn đó.”

“Quan điểm từ lâu của chúng tôi là các bên liên quan nêntránh các hành động đơn phương gây căng thẳng và làm xói mòn triển vọng giảipháp ngoại giao hoặc các biện pháp giải quyết khác biệt khác.”

Luật đánh cá của Hải Nam đưa ra sau việc Trung Quốc tuyên bốthiết lập vùng định vị phòng không ở biển Hoa Đông cuối tháng 11 năm 2013. VùngADIZ Hoa Đông bao gồm cả khu vực có các đảo đang có tranh chấp gay gắt giữa Nhậtvà Trung.

Hoa Kỳ đã phản ứng với ADIZ Hoa Đông bằng cách cho hai máybay ném bom B52 bay vào khu vực mà khôngthông báo cho Trung Quốc. Nhưng cùng lúc đó chính phủ khuyên các công ty hàngkhông Mỹ hoạt động theo yêu cầu của nước ngoài đặt ra với máy bay.

Bà Jen Psaki không cho biết về các phản ứng có thể của Hoa Kỳvới vùng câu cá.

Hải Nam bến đỗ của tàu sân bay

Theo website của hội đồng nhân dân tỉnh Hải Nam tàu đánh cá nướcngoài cần được cho phép trước khi tiến vào. Cơ quan chủ quản “liên quan và chịutrách nhiệm” trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc.

Hải Nam có những cơ sở hải quân như một bến cảng chuyên dụngcho tàu sân bay duy nhất của nước này và một căn cứ cho tầu ngầm tấn công.

Tàu hải giám Trung Quốc xen vào giữa tàu chiến Philippines và nhóm tàu cá Trung Quốc ở vùng biển do Philippines tuyên bố chủ quyền
Tàu hải giám Trung Quốc xen vào giữa tàu chiến Philippines và nhóm tàu cá Trung Quốc ở vùng biển do Philippines tuyên bố chủ quyền

Theo tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Hải Nam quản lý 2triệu km vuông mặt nước ở Biển Đông. Tổng diện tích Biển Đông ước tính là 3,5triệu km vuông. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc gây tranh chấp với các nước Philippines,Đài Loan, Malaysia, Brunei và Việt Nam.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nóiManila đã yêu cầu đại sứ quán nước mình ở Bắc Kinh tìm kiếm thêm thông tin vềluật nói trên.

Luật của Hải Nam không nêu rõ hình phạt nhưng yêu cầu của nógiống luật Trung Quốc 2004, theo đó thuyền tiến vào lãnh hải Trung Quốc khôngphép có thể bị tịch thu mẻ cá và thiết bị đánh bắt với khoản phạt tối đa là 500.000tệ (tức 82.600 USD).

Quan chức Hải Nam chưa trả lời phóng viên, nhưng phát ngônviên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oanh nói kiểm soát việc sử dụng tàinguyên của Trung Quốc là hoạt động bình thường.

Nguồn Reuters/Dân Việt


Sự kiện