Ảnh: Getty Images/CNBC.
Lựa chọn của Trump: Đầu hàng Trung Quốc hay tăng thuế và để FED nới lỏng tiền tệ
Washington có vẻ đã đi quá xa. Thay vì lập tức tìm kiếm sự tái cân bằng nhanh chóng cho quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Nhà Trắng đã yêu cầu thay đổi lập pháp trong hệ thống thương mại và kinh tế của Trung Quốc dưới áp lực của nhiều lời đe dọa trừng phạt.
Và sau đó, mọi thứ còn tồi tệ hơn. Trung Quốc dường như đã đưa ra một mồi nhử, giả vờ ưng thuận điều kiện nhân nhượng khó tưởng tượng như thế, chỉ để nắm bắt ý định thực sự của giới lãnh đạo tại Washington.
Những gì diễn ra tiếp theo là màn kết cho vở kịch về sự sụp đổ đàm phán. Khi có tin từ Trung Quốc rằng những điều kiện của Washington là không thể chấp nhận được, Nhà Trắng đã kêu than, buộc tội Bắc Kinh và Chủ tịch Tập Cận Bình quay lưng với một thỏa thuận đã được thống nhất. Người Trung Quốc phản bác rằng hai bên chỉ đang trong quá trình thương thảo, chưa đồng thuận với bất kỳ điều gì cho đến khi đã thống nhất với nhau ở mọi phương diện. Không ngạc nhiên khi các cuộc đàm phán bị phá vỡ.
Thông điệp rõ ràng của Trung Quốc
Tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 (nhóm 20 nền kinh tế lớn), cả hai bên đều nhất trí sẽ nối lại đàm phán và hoãn bất kỳ mức thuế mới nào trong thời điểm hiện tại, Washington và truyền thông có vẻ vẫn gặp khó khăn trong việc giải mã những điều kiện về đàm phán thương mại của Trung Quốc.
Thật vậy, Bắc Kinh đã nhiều lần tuyền bố rằng họ muốn đàm phán trong một môi trường có tính tôn trọng, bình đẳng và được cân nhắc đến các lợi ích quốc gia, vốn bị ngó lơ lâu nay.
Nhưng ý định của Trung Quốc là gì?
Bắc Kinh cảnh báo rằng họ sẽ không nhượng bộ bất kỳ nỗ lực can thiệp nào của nước ngoài vào. Nếu những điều kiện của mình được đáp ứng, Trung Quốc sẽ sẵn sàng đàm phán – về thương mai hay bất kỳ lĩnh vực nào khác.
Nhà Trắng nhận được thông điệp đó cùng nhiều ý kiến rằng Trung Quốc đang nóng lòng đạt được thỏa thuận thương mại, vì nền kinh tế của họ đang gặp khó khăn với tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt ở mức 6,2% vào quý II/2019 – thấp hơn 10 đến 20 điểm cơ bản so với mong muốn của thị trường
Dường như không ai để ý đến việc Trung Quốc đang rất hài lòng vì hiện trong ngân hàng của họ đang có khoảng thặng dư 137,1 tỉ USD từ các cuộc giao dịch với Mỹ chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ. Theo thống kê hàng năm, chuyển giao công nghệ và tài nguyên giữa Mỹ và Trung Quốc đạt gần 400 tỉ USD.
Câu hỏi được đặt ra: Khi nào thì Nhà Trắng mới nhận ra thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là một ảo ảnh?
Bắc Kinh đang làm giá vì họ biết Tổng thống Donald Trump, vốn bị chi phối bởi cuộc bầu cử, muốn một thỏa thuận thương mại để trấn an Phố Wall, tăng giá tài sản và duy trì sản lượng kinh tế, nhu cầu và việc làm ngày càng tăng. Trung Quốc không thấy lý do nào để chấp thuận, trừ khi được làm theo ý họ. Cả hai bên đều không đáp ứng mong muốn của đối phương.
Nước Mỹ có ưu thế
Ông Trump có thể làm gì? Câu trả lời rất đơn giản: Vì cuộc đàm phán không có kết quả, ông Trump nên đáp lại bằng một chiến lược cứng rắn, thay vì đăng một đoạn tweet 50/50 vào ngày 19/7 rằng nhóm của ông “đã có cuộc đàm phán rất tốt” với đối Trung Quốc.
Vậy chiến lược cứng rắn đó là gì?
Đó là việc tăng thuế ngay lập tức đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và đưa thông điệp rằng Cục Dữ trự Quốc gia (FED) hãy cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nhu cầu trong nước và những nền công nghiệp tại Mỹ chịu lép vế vì cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Ông Trump nên phớt lờ lời kêu gọi giao thương tự do vì một số lý do.
Đầu tiên, phạm vi sự trả đũa của Bắc Kinh là có hạn. Đơn cử, nhìn vào con số thương mại song thương trong 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc có thể nâng mức thuế đối với 43 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ. Trong khi đó, ông Trump có thể áp thuế lên 180 tỉ USD mà Trung Quốc đã bán cho Mỹ trong cùng thời kỳ.
Nhưng điều đó có gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng? Chắc chắn không phải vậy. Trung Quốc sẽ chấp nhận hầu hết các khoản tăng thuế để duy trì giá cả cạnh tranh và bảo vệ thị phần của họ tại Mỹ. Những nhà cung ứng Trung Quốc sẽ không biến mất khỏi thị trường họ đã đầu tư trong hàng thập kỷ. Nếu được phép, họ cũng sẽ nhanh chóng đầu tư vào các cơ sở sản xuất tại Mỹ.
Và nếu việc thay đổi chính sách thương mại Trung Quốc là đáng tin, nền công nghiệp Mỹ sẽ dễ thở hơn và có động lực đứng lên cạnh tranh. Dù khả năng thành công không cao, nhưng đó là kết quả mà việc áp thuế nhập khẩu có thể mang lại.
Thứ hai, một chiến lược thương mại như thế sẽ làm Trung Quốc suy yếu về cả thương mại lẫn tài chính song phương, và có lẽ một số vấn đề khác. Yêu cầu về thương mại cân bằng của ông Trump sẽ được xem xét thật nghiêm túc – và có thể còn khiến phía Trung Quốc đẩy nhanh những thỏa thuận khổng lồ với phe ủng hộ ông Trump từ Farm Belt (các tiểu bang Trung Tây Bắc nước Mỹ chuyên về nông nghiệp), vốn đã cạn kiệt tài chính.
Thứ ba, để ngăn những lời bàn tán về “chiến tranh thương mại” bị phóng đại, FED sẽ phải đưa ra một lý do chính đáng để giảm lãi suất – nhắc Trung Quốc nhớ rằng Phố Wall chỉ bị ảnh hưởng với những quyết sách ngân hàng trung ương Mỹ và không một ai khác.
Thứ tư, việc gia tăng thanh khoản USD sẽ là một đòn nữa đánh vào Trung Quốc và những quốc gia có thặng dư thương mại lớn. Tất cả đều hiểu rõ là không thể cạnh tranh với một đồng USD rẻ.
Và sẽ có nhiều nước noi theo. Trung Quốc sẽ đáp trả bằng việc nới lỏng tín dụng của mình. Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ làm điều tương tự để bình ổn những công ty xuất khẩu công cụ máy móc và ô tô Đức, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ bỏ suy nghĩ rằng việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng thêm thanh khoản là không cần thiết.
Điều đó đồng nghĩa với việc ông Trump đã đạt được điều mà cả Hội nghĩ thượng đỉnh G-20 và G-7 (nhóm bảy nước kỹ nghệ tiên tiến) đều thất bại, đó là vực dậy nền kinh tế toàn cầu.
Đương nhiên, ông Trump sẽ không được công nhận vì ông vẫn giữ quan điểm trọng thương. Nhưng ông có thể không quan tâm vì làm tổng tống Mỹ them một nhiệm kỳ nữa sẽ là phần thương an ủi dành cho ông. Có rất nhiều người cũng không phiền vì chuyện đó, nếu Trump tạo ra thêm việc làm và thu nhập cho nước Mỹ và toàn thế giới.
Quan điểm về đầu tư
Không đời nào Trung Quốc cho Trump thỏa thuận thương mại mà ông muốn. Do vậy, việc áp thuế quan có thể sẽ leo thang như công cụ duy nhất để giải quyết vấn đề thặng dư quá mức và có hệ thống của Trung Quốc trong các giao dịch với Mỹ.
Với tư cách là ứng cử viên tái ứng cử, ông Trump không thể tiếp tục chấp nhận việc chuyển giao công nghệ và tài nguyên khổng lồ của Mỹ cho Trung Quốc diễn ra hàng thập kỷ nay.
Sự khó khăn của Mỹ với Trung Quốc sẽ truyền đi một thông điệp đến Liên minh Châu Âu và Nhật Bản rằng thặng dư thương mại quá mức của họ với Mỹ phải được cắt giảm – nhanh chóng và dứt khoát.
Áp lực suy giảm theo chu kỳ do quá trình tái cân bằng thương mại gây ra cho nền kinh tế tại hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ khiến FED nới lỏng tín dụng, dọn đường cho những nước đi tương tự của Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản.
Sự gia tăng thanh khoản toàn cầu này sẽ truyền đạt một chính sách rõ ràng nhằm hỗ trợ những hoạt động kinh tế, tạo ra công việc và tài sản.
Bài viết thể hiện quan điểm của ông Michael Ivanovitch, nhà bình luận của CNBC và cũng là một nhà phân tích độc lập chuyên vào kinh tế thế giới, địa chính trị và chiến lược đầu tư. Ông từng là một nhà kinh tế cấp cao tại OECD ở Paris, kinh tế gia trưởng về kinh tế quốc tế tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và giảng dạy kinh tế tại Trường Kinh doanh Columbia.
Nguồn CNBC