Cảnh ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, 3 ngày sau khi quân đội nắm toàn quyền kiểm soát đất nước. Ảnh: The New York Times.
Lợi thế của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh địa chính trị ở Myanmar
Chưa đầy 3 tuần trước khi quân đội Myanmar lật đổ chính phủ dân cử của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm gấp rút theo lịch trình tới quốc gia này.
Trong cuộc gặp với Tổng tư lệnh quân đội Myanmar - Thượng tướng Min Aung Hlaing, ông Vương Nghị bày tỏ sự ủng hộ đối với “vai trò xứng đáng của quân đội trong quá trình chuyển đổi và phát triển đất nước”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) với Thượng tướng Min Aung Hlaing, người hiện lãnh đạo chính phủ quân sự của Myanmar tại Naypyidaw. Ảnh: AP. |
Cuộc đảo chính trong những tuần vừa qua đã đẩy Trung Quốc trở lại vị trí không thoải mái mà họ đã giữ trong nhiều năm với Myanmar: Là người bảo vệ chính của một chế độ độc tài quân sự đối mặt với làn sóng chỉ trích quốc tế.
Cuộc đảo chính đã làm phức tạp một cuộc đấu tranh địa chính trị đối với một quốc gia chỉ mới xuất hiện gần đây khỏi sự cô lập ngoại giao. Trung Quốc đã tìm cách biến họ thành một nước láng giềng hiền hòa, trong khi Mỹ đã tìm kiếm sự kết hợp phù hợp giữa áp lực và khuyến khích để nuôi dưỡng quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ.
Tuy nhiên, Mỹ không phải là trọng tài thống trị trong các vấn đề thế giới như trước đây. Các lực lượng khác ở Myanmar có thể kiểm tra khả năng của ông Biden trong việc xây dựng các liên minh để giải quyết các thách thức chính sách đối ngoại, như ông Biden đã hứa sẽ làm.
Trong khi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của nước này năm ngoái là Singapore. Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã đổ tiền vào nước này, khiến nước này bớt bị cô lập hơn nhiều so với thời kỳ quân đội cai trị trong nhiều thập kỷ.
Nhật đã cùng với Mỹ và Nhóm G7 lên án cuộc đảo chính, nhưng dường như nước này không ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đối với các nhà cầm quyền quân sự của Myanmar, mà chính quyền Biden đang xem xét.
Nhà phân tích chính trị Richard Horsey có trụ sở tại Yangon, Myanmar, cho biết: “Đó không chỉ là Trung Quốc và phương Tây. Có một thế giới khác ngoài kia và điều đó khiến việc tìm ra cách để tiến về phía trước trở nên phức tạp hơn nhiều”.
Hiện tại, Trung Quốc có nhiều đòn bẩy để định hình các sự kiện hơn Mỹ và các quốc gia khác.
Tháng 1.2020, ông Tập đã đến Myanmar, chuyến đi nước ngoài cuối cùng của ông trước khi đại dịch đóng băng hầu hết các chuyến du lịch và ký một loạt thỏa thuận, bao gồm các dự án đường sắt và cảng nằm trong chương trình “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc nhằm mở rộng các hành lang kinh tế sang Ấn Độ Dương.
Mặc dù, Trung Quốc đã bảo vệ chính quyền của Myanmar trong nhiều thập kỷ, nhưng mối quan hệ này đã không còn thân mật.
Myanmar đã đình chỉ dự án đập do Trung Quốc hậu thuẫn ở bang Kachin ngay sau khi bắt đầu xây dựng. Ảnh: The New York Times. |
Tổng thống Mỹ Barack Obama với bà Aung San Suu Kyi tại dinh thự của bà ở Yangon vào năm 2014. Ảnh: Reuters. |
Myanmar đã thay đổi đáng kể. Trung Quốc không còn là sự thay thế kinh tế duy nhất của phương Tây như trong những năm bị cô lập về mặt ngoại giao. Những cải cách của Myanmar đã dẫn đến sự liên kết về kinh tế với các nước khác ở châu Á, đặc biệt là Nhật.
Nhật cũng có thể làm tăng ảnh hưởng kinh tế của mình. Cụ thể, nhà sản xuất bia Nhật Kirin mới đây đã tuyên bố rằng họ sẽ chấm dứt liên doanh với 2 công ty ở Myanmar vì cuộc đảo chính.
Về phần mình, Trung Quốc đã kêu gọi bình tĩnh và ổn định trong những ngày gần đây, nhấn mạnh rằng các nước khác không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar.
“Mối quan hệ của Trung Quốc với Myanmar không phụ thuộc vào ai là người nắm quyền. Bất cứ ai nắm quyền sẽ luôn cần làm việc với Trung Quốc. Sự khác biệt nằm ở chất lượng của quan hệ đối tác và chi phí mà Trung Quốc phải gánh cho nó”, bà Yun Sun nhận định.
Có thể bạn quan tâm:
► Bong bóng lợi nhuận trong thị trường bia Nhật khi chương trình tiêm chủng bắt đầu