Lợi nhuận từ phố Wall sẽ giảm 37% trong năm nay
DiNapoli cho biết: "Sự bế tắc chính trị ở Washington có thể tạo tổn thương cho lợi nhuận công nghiệp chứng khoán quý IV. Nếu Washington không có khả năng giải quyết những bế tắc ngân sách và tài chính thì đó là điều cực kỳ xấu cho kinh doanh".
Bế tắc về chi tiêu chính phủ và nâng trần nợ công đã khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa 16 ngày trong tháng này do đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tranh cãi về gói chăm sóc sức khỏe Obamacare. Kết quả thỏa thuận cuối cùng đạt được đã đẩy cao thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu tăng vọt trên thị trường có tới 4,1 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ. Điều này đã làm giảm lợi nhuận ngành công nghiệp chứng khoán.
Ruth Porat, giám đốc tài chính của Morgan Stanley cho biết: "Bế tắc tại Washington vài tuần qua đã tạo ra mức thuế không mong đợi vô hình cho nền kinh tế". Còn Harvey Schwartz của Goldman Sachs thì cho biết việc chính phủ có thể nâng trần nợ công hay để đất nước vào tình trạng vỡ nợ đã gây nhiều lo ngại cho giới đầu tư. Ông cho rằng sự thiếu chắc chắn trong quyết định của chính phủ đã đè nặng tâm lý thị trường.
Một vấn đề khác làm tổn thương đến ngành chứng khoán Mỹ đó là chi phí pháp lý. Ví dụ điển hình là JPMorgan Chase đã phải nộp phạt 13 tỷ USD cho Bộ Tư pháp để kết thúc điều tra về hoạt động của ngân hàng. Ngày 11/10, ngân hàng lớn nhất Mỹ này đã báo kết quả kinh doanh lỗ lần đầu tiên dưới sự điều hành của giám đốc Jamie Dimon sau khi phải trả khoản phí 7,2 tỷ USD cho các chi phí phát sinh liên quan đến kiện tục và điều tra.
Citigroup, ngân hàng lớn thứ 3 Mỹ cũng mới báo cáo lợi nhuận quý III không đạt kỳ vọng do giao dịch trái phiếu và doanh thu từ thế chấm giảm khi lãi suất tăng trong suốt 3 tháng quý III.
DiNapoli cho biết số lượng việc làm ở phố Wall giảm đáng kể, đang ở con số 163.400 người, thấp hơn 13% so với trước khủng hoảng.
Nguồn Dân Việt/Bloomberg