Thứ Hai | 03/12/2012 21:05
Lợi nhuận từ giao dịch tiền tệ của nhiều ngân hàng trên thế giới giảm
Nguyên nhân là khoảng cách chênh lệch giữa mua vào và bán ra trên thị trường tiền tệ bị thu hẹp do tính cạnh tranh tăng lên.
Một loạt ngân hàng lớn trên thế giới đã báo cáo mức giảm mạnh về doanh thu cũng như lợi nhuận từ các giao dịch tiền tệ trong quý III/2012, chủ yếu là do việc phát triển các hoạt động giao dịch điện tử.
Mức giảm lợi nhuận lớn nhất của các ngân hàng là khoảng cách chênh lệch giữa mua vào và bán ra trên thị trường tiền tệ bị thu hẹp do tính cạnh tranh tăng lên, trong khi các khách hàng có thể nhanh chóng kiểm tra trên màn hình máy tính mức giá mua vào và bán ra đó.
Barclays PLC đã thông báo mức giảm doanh thu trong giao dịch ngoại hối là 19,8% trong quý III/2012. Còn Commerybank AG báo cáo mức giảm 45% doanh thu trong giao dịch tiền tệ và tài sản cố định trong 9 tháng đầu năm nay. Thậm chí Deutsche Bank AG, ngân hàng ngoại hối lớn nhất thế giới, đã báo cáo mức doanh thu sụt giảm đáng kể so với năm trước đó, cho dù khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục trong quý III vừa qua.
Hiện tại, các ngân hàng đang phải giải quyết hai vấn đề lớn. Một mặt, các thị trường tiền tệ đã ít sôi động hơn trong mấy năm gần đây, khiến các hoạt động giao dịch nói chung giảm đi. Mặt khác, sự bùng nổ các giao dịch điện tử, vốn mang lại lượng thanh khoản gần 4.000 tỷ USD mỗi ngày, khiến cả người bán và người mua đều ít phụ thuộc vào các ngân hàng lớn hơn.
Ông Fabian Eliasson, người phụ trách kinh doanh tại Mizuho Corp. Bank ở New York, cho rằng thị trường ngoại hối đã chuyển sang giai đoạn chuyển đổi để trở nên tự động hơn và chắc chắn hệ thống tự động hóa này giúp thị trường này có tính cạnh tranh nhiều hơn. Điều này đã từng xảy ra với thị trường chứng khoán cách đây 20 năm, khi giao dịch chuyển sang sở chứng khoán điện tử, làm xói mòn lợi nhuận của các nhà môi giới truyền thống.
Mức giảm lợi nhuận lớn nhất của các ngân hàng là khoảng cách chênh lệch giữa mua vào và bán ra trên thị trường tiền tệ bị thu hẹp do tính cạnh tranh tăng lên, trong khi các khách hàng có thể nhanh chóng kiểm tra trên màn hình máy tính mức giá mua vào và bán ra đó.
Barclays PLC đã thông báo mức giảm doanh thu trong giao dịch ngoại hối là 19,8% trong quý III/2012. Còn Commerybank AG báo cáo mức giảm 45% doanh thu trong giao dịch tiền tệ và tài sản cố định trong 9 tháng đầu năm nay. Thậm chí Deutsche Bank AG, ngân hàng ngoại hối lớn nhất thế giới, đã báo cáo mức doanh thu sụt giảm đáng kể so với năm trước đó, cho dù khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục trong quý III vừa qua.
Hiện tại, các ngân hàng đang phải giải quyết hai vấn đề lớn. Một mặt, các thị trường tiền tệ đã ít sôi động hơn trong mấy năm gần đây, khiến các hoạt động giao dịch nói chung giảm đi. Mặt khác, sự bùng nổ các giao dịch điện tử, vốn mang lại lượng thanh khoản gần 4.000 tỷ USD mỗi ngày, khiến cả người bán và người mua đều ít phụ thuộc vào các ngân hàng lớn hơn.
Ông Fabian Eliasson, người phụ trách kinh doanh tại Mizuho Corp. Bank ở New York, cho rằng thị trường ngoại hối đã chuyển sang giai đoạn chuyển đổi để trở nên tự động hơn và chắc chắn hệ thống tự động hóa này giúp thị trường này có tính cạnh tranh nhiều hơn. Điều này đã từng xảy ra với thị trường chứng khoán cách đây 20 năm, khi giao dịch chuyển sang sở chứng khoán điện tử, làm xói mòn lợi nhuận của các nhà môi giới truyền thống.
Nguồn Vietnam+