Thứ Hai | 25/06/2012 12:18

Lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu giảm mạnh do khủng hoảng nợ eurozone

Khủng hoảng nợ eurozone, đồng USD mạnh cùng biện pháp thắt lưng buộc bụng làm giảm nhu cầu tiêu dùng làm ảnh hưởng lợi nhuận của các công ty trên toàn cầu.
Khủng hoảng nợ khu vực đồng euro (eurozone) đang ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp trên toàn cầu, từ các tập đoàn lớn như Procter & Gamble (PG), Danone (BN) đến nhiều công ty khác đều điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận.

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng ít nhất 8 trong số 17 quốc gia khu vực đồng euro là nguyên nhân chính khiến nhu cầu đối với tất cả các loại hàng hóa đều giảm.

Theo số liệu của Bloomberg, các nhà phân tích dự báo các công ty trong  Standard & Poor’s 500 ở Mỹ sẽ giảm trung bình 1,1% doanh thu trong quý II/2012 sau khi ước tính mức tăng gần đây nhất vào tháng trước. Đây là mức giảm đầu tiên trong 11 quý sau khi tăng trung bình 6,2% trong quý I. Đồng USD mạnh đã đe dọa đến doanh thu do xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt hơn.

Tuần trước, P G, công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, cũng hạ dự báo doanh thu và lợi nhuận lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tháng.

Ở châu Á, chủ tịch hãng sản xuất máy tính Compal Electronics Inc. (2324) cho biết rằng ông ít lạc quan về tăng trưởng vào nửa sau năm 2012 do lo ngại về suy thoái toàn cầu.

Tập đoàn thuốc lá lớn nhất thế giới Philip Morris International Inc (PM) dự kiến việc kinh doanh ở liên minh châu Âu sẽ giảm ít nhất 9%, một phần là do tỷ lệ thất nghiệp 25% ở Tây Ban Nha. Công ty này cũng cắt giảm dự báo lợi nhuận cả năm từ 5.10 đến 5.20 USD trên 1 cổ phiếu.

Các hãng hàng không trên thế giới cũng chịu chung số phận. Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế tăng gấp đôi dự báo tổn thất của các hãng hàng không châu Âu  lên tới 1,1 tỷ USD. Cathay Pacific Airways Ltd (293), tàu sân bay quốc tế lớn nhất châu Á cũng đã ngừng các chuyến bay đến Bắc Mỹ và châu Âu trong năm nay do dự đoán thu nhập nửa đầu năm "đáng thất vọng".

Ngoài ra, các biện pháp thắt lưng buộc, bao gồm cắt giảm 150.000 nhân sự ở Hy Lạp và giảm 11,5 tỷ euro (14,5 tỷ USD) từ ngân sách chính phủ, đã kiềm chế chi tiêu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Tại Đức - nền kinh tế lớn ở châu Âu - niềm tin kinh doanh trong tháng 6 giảm xuống mức thấp nhất 2 năm qua, dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng có thể bị lan rộng trong khi các nhà lãnh đạo phải vật lộn giải cứu Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italia.

Thêm vào đó, thị trường lao động tại Mỹ không hề có dấu hiệu của sự hồi phục trong năm nay. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuần trước đã hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2012 từ 2,4-2,9% xuống còn 1,9-2,4%.

Khủng hoảng của châu Âu có thể trở nên tồi tệ hơn trừ khi các nhà lãnh đạo đồng ý về một kế hoạch thống nhất cho khu vực, Dan Akerson, Giám đốc điều hành của General Motors (GM), hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới cho biết.

Nguồn Bloomberg/DVT


Sự kiện