Loài người chỉ có thể sử dụng chưa tới 2,5% lượng nước trên toàn cầu
Đã vậy, lượng nước ngày càng có xu hướng khan hiếm hơn. Theo báo cáo gần đây của Deloitte, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và nhiều quốc gia châu Phi ngày càng thiếu nước sạch.
Hạn hán là nguyên nhân gây ra thiếu nước tại nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như Mỹ, với 56% lãnh thổ gặp hán hạn, tình trạng thiếu nước lên tới mức cao nhất trong 12 năm được theo dõi vừa qua. Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ khi tình trạng hạn hán tại nước này đã lên đỉnh mức cao nhất trong hơn một thế kỷ qua.
Ngoài ra, dân số gia tăng nhanh, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, cũng gây áp lực lớn tới lượng nước trên toàn cầu. Liên hợp quốc ước tính, tới năm 2025, hai phần ba dân số thế giới sẽ sống trong những quốc gia thiếu nước.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải sử dụng nước hiệu quả hơn trong tất cả các lĩnh vực. Đầu tiên là nông nghiệp khi nơi đây sử dụng tới khoảng 70% lượng nước dùng được trên toàn cầu. Sử dụng nhiều nhưng năng suất sử dụng nước trong lĩnh vực này chưa được tốt. Đơn cử như để sản xuất chưa tới nửa kg bột mỳ khu vực này cần hơn 660 lít nước. Cùng lượng nhưng gạo và thịt bò yêu cầu tương ứng tới hơn 1500 lít và hơn 2200 lít nước.
Tiếp theo, áp lực sử dụng nước hiệu quả cũng tới với những lĩnh vực khác như năng lượng, sản xuất quần áo, ô tô và công nghệ khi những ngành này đều cần lượng nước lớn.
Nếu tình trạng mọi việc vẫn tiếp diễn như hiện nay, nhu cầu về nước sẽ vượt quá lượng nước có thể cho nhân loại vào năm 2030, theo nghiên cứu của nhóm EIRIS. Nếu điều đó xảy ra, nền kinh tế trị giá 63 nghìn tỷ USD sẽ gặp đe dọa nghiêm trọng.
Để tránh những vấn đề do thiếu nước gây ra, các công ty lớn đang thay đổi chiến lược. Ví dụ như Ford năm ngoái cho biết tới năm 2015 công ty sẽ giảm 30% lượng nước sử dụng so với năm 2009. Hay như Coca Cola sẽ tìm cách để trả lại lượng nước công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất sau khi bị cáo buộc gây ra tình trạng thiếu nước tại Ấn Độ năm 2003.
Nguồn CNBC/Khampha