Một quan chức được kiểm tra huyết áp trước khi tiêm vaccine Sinovac, được phát triển ở Trung Quốc, tại một bệnh viện ở Banda Aceh, Indonesia, vào ngày 15.1. Ảnh: AFP.

 
Mai Nam Thứ Tư | 20/01/2021 09:14

Liệu Vaccine Sinovac của Trung Quốc có hoạt động tốt?

Việc thử nghiệm vaccine COVID-19 của Trung Quốc tại Brazil có thể tiếp tục sau khi tạm ngừng.

Theo NPR, nhiều quốc gia đang đặt cược vào một loại vaccine từ Trung Quốc để giúp họ ngăn chặn virus Corona. Mặc dù, các câu hỏi đang xuất hiện về việc liệu đó có phải là một cuộc đánh cược thông minh hay không.

Loại vaccine này do công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac sản xuất. Tuần này, Brazil đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng quốc gia sau khi cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine CoronaVac vào cuối tuần trước. 

Các thử nghiệm lâm sàng đối với CoronaVac, một loại vaccine COVID-19 do công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech phát triển, đã bị cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa hủy bỏ vào cuối ngày 18.1. Ảnh: Deutsche Welle.
Các thử nghiệm lâm sàng đối với CoronaVac, một loại vaccine COVID-19 do công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech phát triển, đã bị cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa hủy bỏ vào cuối ngày 18.1. Ảnh: Deutsche Welle.

Tuần trước, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tiêm chủng hàng loạt vaccine CoronaVac của Sinovac.

Tuy nhiên, có những báo cáo mâu thuẫn về cách hoạt động của vaccine CoronaVac.

Gần hai tuần trước, các nhà nghiên cứu ở Brazil công bố rằng vaccine của Sinovac có hiệu quả chống lại COVID-19 là 78%. Điều này nghe có vẻ khá ấn tượng. Sau đó, vào tuần trước, các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh lại những con số trên, họ cho biết CoronaVac chỉ ngăn ngừa khoảng 50% bệnh tật.

Vậy sự thật là gì? Nhà thống kê sinh học Natalie Dean tại Đại học Florida cho biết: Tất cả phụ thuộc vào cách người ta xác định thế nào là hiệu quả.

Nhà thống kê sinh học Natalie Dean, người chuyên về các bệnh truyền nhiễm và thiết kế nghiên cứu vaccine, giải thích: “Khi chúng ta nói về hiệu quả của vaccine, chúng ta thường nghĩ về một con số duy nhất, nhưng thực tế có rất nhiều loại hiệu quả khác nhau”.

Vaccine thường hoạt động tốt nhất trong việc ngăn ngừa bệnh nặng. Đó là những gì mà thử nghiệm ở Brazil cho thấy: Tỉ lệ 78% vaccine Sinovac bảo vệ mọi người chống lại bệnh vừa hoặc nặng và thậm chí cả bệnh nhẹ cần một số hỗ trợ y tế. Nhưng khi các nhà nghiên cứu tính đến các triệu chứng "rất nhẹ" không cần chăm sóc y tế, hiệu quả của vaccine giảm xuống còn 50%.

 

Nhưng có một vấn đề khác. Mặc dù, Sinovac đang tiến hành thử nghiệm vaccine ở nhiều quốc gia khác nhau, công ty vẫn chưa công bố nhiều dữ liệu. Nhà nghiên cứu vaccine và là nhà miễn dịch học John Moore của Weill Cornell Medicine nói rằng: Sự thiếu cởi mở đã khiến các nhà khoa học không tham gia vào thử nghiệm vaccine Sinovac khó biết chính xác chuyện gì đang xảy ra.

Ông John Moore cho rằng: “Đó là khoa học theo thông cáo báo chí. Người Trung Quốc có đặc trưng là kém minh bạch”.

Mặc dù vậy, từ những dữ liệu hiện có, vaccine Sinovac không hiệu quả bằng vaccine của Moderna và Pfizer. Thuốc chủng ngừa của Moderna và Pfizer bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh COVID-19 có triệu chứng từ nhẹ đến nặng hiệu quả khoảng 95%.

Theo ông John Moore, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì dữ liệu trước đó cho thấy rằng vaccine của Moderna và Pfizer đều sử dụng công nghệ mới mRNA. Công nghệ này kích hoạt phản ứng kháng thể mạnh hơn vaccine Sinovac, sử dụng phiên bản bất hoạt của SARS-CoV-2 để tạo ra phản ứng miễn dịch.

Hầu hết mọi người trong lĩnh vực này đều tin rằng phản ứng của kháng thể tương quan với khả năng bảo vệ mà vaccine cung cấp và sức mạnh của phản ứng kháng thể là vấn đề quan trọng.

Vaccine càng kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tật, thì càng khó xác định hiệu quả của nó. Khi vaccine chỉ đạt gần 50 - 60% hiệu quả, phạm vi không chắc chắn có thể lớn hơn rất nhiều.

Điều đó có thể phần nào giúp giải thích một vấn đề nhức nhối khác: Các thử nghiệm lâm sàng khác nhau ở các quốc gia khác nhau đã báo cáo tỉ lệ hiệu quả hoàn toàn khác nhau của vaccine Sinovac, từ 50% ở Brazil đến 65% ở Indonesia đến 91% đáng kinh ngạc ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bà Natalie Dean nói: “Bạn cần nhiều dữ liệu hơn để phân biệt giữa các mức độ hiệu quả khác nhau. Vì vậy, nó cũng có thể chỉ là một loại nhiễu thống kê ở một mức độ. Nếu không xem dữ liệu đầy đủ từ tất cả các thử nghiệm vaccine Sinovac, không thể biết chắc chắn”.

Nhưng ngay cả khi vaccine Sinovac chỉ có khả năng bảo vệ khoảng 50%, thì điều đó vẫn rất đáng kể. Nó tốt hơn vaccine cúm vài năm và đáp ứng được ngưỡng tối thiểu cho danh sách sử dụng khẩn cấp do Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra.

Tiến sĩ Denise Garrett - nhà dịch tễ học của Viện vaccine Sabin ở Washington DC nói: “Có vaccine còn tốt hơn là không có gì. Dữ liệu từ Brazil cho thấy vaccine bảo vệ khỏi các ca nhiễm nghiêm trọng của COVID-19 và điều đó tác động lớn ở nhiều nơi.

 

Tiến sĩ Paul Offit, Giám đốc Trung tâm Giáo dục về vaccine và là thành viên của ban cố vấn vaccine của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, cho rằng: "Đối với tôi, mục tiêu của vaccine này là giúp bạn không phải nhập viện và tránh xa nhà xác”.

Nhược điểm của vaccine chỉ có 50% hiệu quả là bạn sẽ phải tiêm chủng cho toàn bộ cộng đồng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Nhưng vaccine Sinovac mang lại một lợi thế khác: Công ty có khả năng sản xuất số lượng lớn vaccine.

Thành viên cấp cao về y tế toàn cầu Yanzhong Huang tại Hội đồng cho biết, với nguồn cung vaccine từ Pifzer và Moderna đang thiếu hụt, đối với các quốc gia có nhiều các ca nhiễm gia tăng như Indonesia, việc tính toán có thể là đặt cược vào loại vaccine mà họ có thể tiếp cận ngay bây giờ. Về Quan hệ đối ngoại, vaccine do Trung Quốc sản xuất là loại có sẵn và dường như có hiệu quả. Vậy tại sao không sử dụng?

Có thể bạn quan tâm:

Thế giới sẽ phải sống với COVID-19 mãi mãi