Thứ Bảy | 12/01/2013 16:42

Liệu tổng thống Thein Sein có thể thay đổi Myanmar?

Myanmar đang hướng tới một nền dân chủ kiểu mới bằng một con đường khác biệt với bất cứ con đường nào mà thế giới đã từng bước qua.
Myanmar đã thực hiện những thay đổi chính trị đầy ấn tượng từ việc cải cách chế độ quân sự cầm quyền mà người đứng đầu cho phong trào đó là tổng thống Thein Sein.

Ông Thein Sein, người từng là thành viên của chế độ quân sự độc tài đã điều hành Myanmar trong hàng thập kỷ, đã thức tỉnh và tìm kiếm sự hòa giải dân tộc thông qua việc chấm dứt sự săn lùng tàn nhẫn với thủ lĩnh phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi.

Trong bài phát biểu hồi tháng 9/2012 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, ông Thein Sein thừa nhận tính chất “độc đoán” của chính quyền nơi ông đã từng phục vụ và chúc mừng bà Suu Kyi cho “danh dự mà bà đã nhận được từ đất nước này công nhận những nỗ lực của bà cho nền dân chủ”.

Đã có một huyền thoại về nguyên tắc của ông Thein Sein từ những ngày ông còn là thị trưởng. Vài tuần sau khi tướng quân Miến Điện dập tắt phong trào ủng hộ dân chủ năm 1988 – nơi mà sau đó bà Suu Kyi đã nổi tiếng – bằng cách giết chết hàng trăm người biểu tình, sinh viên và các nhà sư đang cố gắng chạy trốn sang các nước láng giềng. Trong khi các chỉ huy khác bỏ tù các nhà hoạt động bị bắt, ông Thein Sein lặng lẽ thả một số người trong số họ.

“Thein Sein là một người đàn ông đơn giản, nhưng là một người tốt”, ông Soe Thane, cựu lãnh đạo của hải quân Miến Điện và hiện là bộ trưởng cải cách nói, “Ông ấy là một chính khách, không phải là một chính trị gia”.
Mọi thứ đang được thay đổi

Chế độ mới bắt đầu được chuyển đổi mạnh mẽ sau khi một cơn đại hồng thủy tấn công Myanmar năm 2008, khiến cho kinh tế đất nước này trượt dài thảm hại. Người dân đã chỉ trích phản ứng của chính phủ và đã có một cuộc khủng hoảng nhân đạo đã nổ ra khichính phủ ngăn chặn viện trợ trong nước và ngoài nước hỗ trợ cho người dân sau thảm họa. Vì sự kiện “nước tràn ly” này mà người ta nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi từ ngay bên trong "pháo đài được dựng lên để chống lại sự thay đổi".

Ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi
Ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi

Myanmar đã có một cuộc cải cách thực sự, lật đổ chế tài quân sự cầm quyền, mở cửa với toàn thế giới.

Tuy nhiên, nếu Myanmar muốn nhận được sự hỗ trợ thực sự từ thế giới, nước này sẽ phải giải quyết nền kinh tế đang yếu kém, rút ngắn khoảng cách giữa những gì luật mới hứa hẹn và những gì họ đã cung cấp. Đầu tư nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2012 đã giảm so với cùng kỳ năm 2011. Các thỏa thuận hứa hẹn chỉ dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, bất động sản và những bản hợp đồng mang tính chất tình cảm. Quy mô về vấn đề hối lộ đang trở thành "bệnh dịch" lan tràn ở quốc gia này.

Trong tháng 10/2012, những kẻ côn đồ đã đã hành hung các nhà sư dẫn đầu cuộc biểu tình trên vùng mỏ đồng có liên kết với một nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc. Trước kia, đó là hành động quen thuộc từng phổ biến trong thời kì chính quyền quân sự. Nhưng ngày nay, chính phủ Myanmar đã phải đứng ra xin lỗi về vụ đàn áp người biểu tình trong sự kiện này.

Vấn đề dân tộc

Có lẽ điều quan trọng nhất, thử thách lớn nhất chính là những xung đột dân tộc có thể dẫn đến việc tách một quốc gia độc lập ra khỏi Myanmar. Những thập kỷ đấu tranh và ngờ vực của các bộ lạc đã khiến 1 triệu người Myanmar phải rời tổ quốc hoặc không có quốc tịch.

Một trong những khu vực thường mâu thuẫn nhất là vùng viễn tây Arakan (hay Rakhine), nơi bao gồm các nhóm Phật tử Arakan và người Hồi giáo không quốc tịch (Rohingya). Kể từ tháng 6/2012, các cuộc đụng độ giữa người Arakan và cư dân Hồi giáo đã khiến ít nhất 100 người thiệt mạng.

Các vị tướng giành kiểm soát Myanmar từ nhà cầm quyền dân sự năm 1962 đã không bận tâm nhiều với việc cân bằng quyền lực của họ. Tuy nhiên, Myanmar có thể rơi vào cuộc nội chiến bất cứ lúc nào bởi đây là một "mảnh ghép" gồm 135 vùng thuộc địa cũ của Anh, cộng với việc công nhận chính thức sự tồn tại của dân tộc Rohingya đã làm trầm trọng thêm các vấn đề trong nhóm người Arakan.

Cuộc biểu tình của hàng ngàn nhà tu sĩ Phật giáo ở Myanmar phản đối việc khai thác tài nguyên đang rất "vô tội vạ" ở Myanmar trong tháng 10/2012.
Cuộc biểu tình của hàng ngàn nhà tu sĩ Phật giáo ở Myanmar phản đối việc khai thác tài nguyên đang rất "vô tội vạ" ở Myanmar trong tháng 10/2012.

Kể từ khi lên nắm quyền, chính phủ của ông Thein Sein đã ký kết thỏa thuận ngừng bắn với 10 nhóm dân quân dân tộc, những người đấu tranh cho quyền tự chủ. Chỉ còn một nhóm dân tộc nổi dậy, Quân đội Độc lập Kachin là vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh.

Kể từ tháng 6/2011, đã có nhiều cuộc chiến xảy ra trong khu vực Kachin, gần biên giới Trung Quốc, khiến 100.000 người phải di dời, hầu hết trong số họ không nhận được viện trợ quốc tế ra khỏi đất nước. Trong những ngày gần đây, quân đội Myanmar đã thiết lập các cuộc không kích trên vùng Kachin.

Tổng thống Thein Sein nói rằng cải cách hơn nữa chính là chìa khóa để hòa giải dân tộc ở Myanmar. “Chỉ có một chính phủ hoàn toàn dân chủ mới có thể đem lại hòa bình bền vững”, ông nói.

Aung Min, một cựu thiếu tướng và hiện là một bộ trưởng đối phó với công tác dân tộc, thực hiện các cuộc đàm phán thỏa thuận chia sẻ quyền lực để đảm bảo rằng các dân tộc thiểu số, những người sống trong các khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cảm thấy chính phủ chưa sẵn sàng khai thác số tài nguyên này. “Tổng thống sẵn sàng thử nghiệm nhiều cách”, ông nói, “Ông ấy biết rằng quân đội nên là phương sách cuối cùng để giải quyết các cuộc xung đột”.

Nguồn Infonet


Sự kiện