Ảnh: Bloomberg.
Liệu thế giới có đạt được miễn dịch cộng đồng?
Tỉ lệ tiêm chủng chưa tương xứng với tốc độ lây lan
Theo Financial Times, ở Ohio, bất kỳ ai tiêm vaccine COVID-19 đều có thể giành được một trong 5 giải thưởng xổ số trị giá 1 triệu USD. Cư dân New Jersey khi tiêm ngừa sẽ được cung cấp các loại bia miễn phí.
Kể từ đầu năm, Mỹ đã tăng cường thành công chiến dịch tiêm chủng với hơn 160 triệu người được tiêm ít nhất một mũi. Đây vốn là mục tiêu mà Tổng thống Joe Biden đề ra tới ngày 4.7.
Tuy nhiên, nếu tính cả trẻ em, thì vẫn chưa đến một nửa dân số Mỹ được sử dụng vaccine. Kết quả là, các tiểu bang và doanh nghiệp đang chuyển sang các biện pháp khuyến khích không chính thống để cố gắng thuyết phục người Mỹ chủng ngừa.
Vương quốc Anh cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề tương tự. Mặc dù, sự do dự đã giảm xuống khi vaccine được tung ra, nhưng việc tiếp nhận không đồng đều là một vấn đề đáng lo ngại. Cụ thể, trong số 23 người nhập viện ở Bolton, tây bắc nước Anh, nơi mà biến thể có khả năng lây truyền cao lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ đang lan rộng thì chỉ có 5 người đã được chủng ngừa.
Vào cuối năm ngoái, thông tin cho rằng vaccine COVID-19 có hiệu quả hơn 90%, nó dường như mở ra triển vọng loại bỏ căn bệnh này.
Bolton, tây bắc nước Anh, nơi biến thể có khả năng lây truyền cao lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ đang lan rộng. Ảnh: Reuters. |
Nhưng trong vài tháng qua, những hy vọng lớn lao đó đã nhường chỗ cho một thực tế phức tạp hơn. Đối với các chính phủ, sự xuất hiện của các biến thể mới và sự chần chừ dai dẳng về vaccine đang gây ra vấn đề cho kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế và đưa một số quy tắc bình thường trở lại cuộc sống.
Đối với các nhà khoa học theo dõi đại dịch, họ đặt ra câu hỏi về ý tưởng rằng khi nào các xã hội đạt được miễn dịch cộng đồng, ngay cả khi nguồn cung vaccine dồi dào. Miễn dịch cộng đồng là khái niệm cho rằng một bệnh truyền nhiễm có thể được loại trừ khi đã đạt đến ngưỡng miễn dịch đủ, thông qua việc nhiều người đã mắc bệnh hoặc tiêm chủng. Theo lý thuyết, sau khi vượt qua mức đó, quá trình lây truyền của virus sẽ chậm lại nhanh chóng và cuối cùng nó sẽ biến mất.
Khi bắt đầu đại dịch, một số nhà khoa học hy vọng ngưỡng này có thể thấp tới 60%. Trong phần lớn thời gian của năm ngoái, Giám đốc điều hành Peter Hale của Tổ chức Nghiên cứu Vaccine ở Washington DC cho biết: các cơ quan y tế Mỹ đã đặt khả năng miễn dịch cộng đồng ở khoảng 75%.
Theo ông Peter Hale, kết quả thử nghiệm đối với vaccine axit ribonucleic (mRNA) được phát triển bởi BioNTech / Pfizer và Moderna dường như có triển vọng vượt qua rào cản đó. Nhưng do biến thể B.1.1.7 được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, có khả năng lây truyền cao hơn so với các chủng phổ biến ở Mỹ vào năm ngoái, ngưỡng miễn dịch cộng đồng hiện nay có thể phải lên gần 80%.
Ở Anh, khả năng lây lan của biến thể Ấn Độ, càng làm phức tạp thêm các tính toán của nước này về khả năng miễn dịch cộng đồng.
Kết quả là nếu không thể thuyết phục những người do dự đối với vaccine thay đổi ý định và khi các biến thể mới của virus vẫn tiếp tục lây lan, nhiều quốc gia sẽ phải vật lộn để tiêu diệt COVID-19. Thay vào đó, họ sẽ vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi các đợt lây nhiễm gia tăng có thể yêu cầu các biện pháp hạn chế mới.
Giám đốc hiệp hội mô hình COVID-19 của Đại học Texas - bà Lauren Ancel Meyers cho biết: ước tính về tỉ lệ dân số cần được tiêm phòng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng dao động từ 60 đến 80%.
Virus và hành vi con người
Các ước tính về khả năng miễn dịch cộng đồng rất khác nhau vì chúng phụ thuộc vào 2 yếu tố không thể đoán trước: cách thức hoạt động của virus và cách con người cư xử. Hiện, các nhà khoa học chưa biết mức độ nào mà các biến thể mới làm cho virus dễ lây lan hơn, cũng như bao nhiêu người sẽ được chủng ngừa.
Nhà thống kê sinh học Natalie Dean tại Đại học Florida cho biết: các phép tính thường có thể thô thiển, giả định rằng chúng ta là “các hạt khí bay lên xung quanh”, chứ không phải là con người với các kiểu tiếp xúc khác nhau, với một số siêu lan truyền tiềm năng.
Việc đưa vaccine vào cộng đồng với nhiều đặt tính khác nhau sẽ tạo ra nhiều biến số hơn. Ở Seychelles, virus đã bùng phát trở lại hòn đảo mặc dù hầu hết người dân ở đây đã được tiêm phòng. Một số nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể là do Seychelles đã chọn vaccine từ công ty dược phẩm Trung Quốc Sinopharm với hiệu quả chỉ đạt khoảng 50%.
Các nhà nghiên cứu cũng không biết hiệu quả của các mũi tiêm phòng ngừa lây truyền, mặc dù các nghiên cứu ban đầu cho thấy chúng hạn chế khả năng lây truyền virus của những người được tiêm chủng. Cũng không rõ liệu chúng có chống chọi được với các biến thể xuất hiện trong tương lai hay không.
“World Wide Rally for Freedom” - cuộc biểu tình chống khẩu trang và chống vaccine tại New Hampshire, Mỹ. Ảnh: AFP. |
Tuy nhiên, các nhà khoa học thích nghĩ về khả năng miễn dịch cộng đồng như một quá trình tích lũy, hơn là một vạch đích để vượt qua. Nếu một khu vực đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng thực sự, ngay cả những trường hợp được đưa từ bên ngoài vào cũng sẽ không lây lan. Giáo sư virus học Jonathan Ball tại Đại học Nottingham nói: “Nếu có một lượng nhỏ người bị nhiễm bệnh sởi đến Vương quốc Anh mỗi năm, nhưng hầu hết dân số đã được chủng ngừa, thì bệnh này sẽ không lây lan”.
Có thể bạn quan tâm:
► Dữ liệu mới cho thấy vaccine hoạt động tốt chống lại biến thể được tìm thấy ở Ấn Độ