Nhân viên sân bay ở Nhật Bản chất vaccine COVID-19 lên máy bay đến Đài Loan vào đầu tháng này. Ảnh: Reuters.

 
Phùng Mỹ Thứ Tư | 16/06/2021 17:19

Liệu Nhật có thể chống lại chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc với các nguồn tài trợ Đông Nam Á?

Tokyo cho biết lô hàng 1 triệu liều AstraZeneca sẽ được chuyển đến Việt Nam hôm 16.6, sau đó là Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Theo SCMP, Nhật đang lên kế hoạch gửi các loại vaccine phòng ngừa COVID-19 cho các quốc gia trên khắp Đông Nam Á, bắt đầu với việc tài trợ 1 triệu liều cho Việt Nam vào ngày 16.6, nhằm nâng cao vị thế của Tokyo trong khu vực cũng như một đối trọng với Trung Quốc.

Ngoài Việt Nam, Nhật dự định tặng vaccine cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Toshimitsu Motegi vẫn chưa cho biết chi tiết về số lượng vaccine mà 4 quốc gia còn lại sẽ nhận được.

Nhật đã đạt được thỏa thuận đối với khoảng 120 triệu liều vaccine AstraZeneca, nhưng vẫn chưa khuyến nghị rằng loại vaccine này sẽ được sử dụng trong nước. Ảnh: Reuters
Nhật đã đạt được thỏa thuận đối với khoảng 120 triệu liều vaccine AstraZeneca, nhưng vẫn chưa khuyến nghị rằng loại vaccine này sẽ được sử dụng trong nước. Ảnh: Reuters

Ông Toshimitsu Motegi cho biết: Nhật đã chọn tặng một số liều vaccine AstraZeneca độc lập với "một tổ chức quốc tế" như Cơ sở Covax của Tổ chức Y tế Thế giới vì "để được chấp nhận các thủ tục sẽ mất nhiều thời gian".

Nhật đã đạt được thỏa thuận mua khoảng 120 triệu liều vaccine AstraZeneca, 90 triệu liều trong số đó được sản xuất trong nước bằng dung dịch không pha loãng từ Mỹ. Vào tháng trước, Bộ Y tế Nhật đã cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng vẫn chưa khuyến nghị rằng nó được sử dụng trong nước vì lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn như hiện tượng máu đông.

Việt Nam là điểm đến tiếp theo sau khi chính quyền Tokyo tặng 1,24 triệu liều AstraZeneca trực tiếp đến Đài Loan trong tháng này, khi Đài Loan phải đối mặt với đợt bùng phát đại dịch lớn hoành hành. 

Tuy nhiên, khi được hỏi về triển vọng của khoản tài trợ này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết: Bắc Kinh “kiên quyết phản đối” khoản tài trợ như vậy.

Giáo sư khoa học- chính trị Hiromi Murakami tại Đại học Temple, Tokyo, cho biết: với kế hoạch viện trợ vaccine cho các quốc gia Đông Nam Á, tôi tin rằng động lực của Nhật là cả nỗ lực giúp đỡ bạn bè, láng giềng và các khu vực địa chính trị.

Bà Hiromi Murakami cho biết: chính phủ đã chọn bỏ qua sáng kiến ​​chia sẻ vaccine của WHO vì nếu Nhật Bản sử dụng chương trình Covax, thì họ sẽ không thể chỉ định vaccine sẽ được đưa đến đâu. Cụ thể, trong trường hợp của Đài Loan, nơi đây không được cơ sở Covax liệt kê là điểm đến ưu tiên.

“Hỗ trợ trực tiếp đã giúp Nhật được công khai giúp đỡ Đài Loan và người dân Đài Loan có thể bày tỏ sự cảm kích đối với sự hào phóng của Nhật Bản”, bà Hiromi Murakami nói.

Tokyo cũng đã phải giải quyết một điều khoản trong hợp đồng với AstraZeneca với tuyên bố rằng chính phủ sẽ bồi thường cho nhà sản xuất trách nhiệm đối với bất kỳ vấn đề sức khỏe nào do vaccine trong nước gây ra bằng cách bao gồm các yêu cầu bồi thường. Đây là trách nhiệm mà chính quyền Đài Bắc và Việt Nam phải đảm nhận, cũng như những quốc gia nhận tài trợ vaccine khác của Nhật.

Phó giáo sư quan hệ quốc tế Stephen Nagy tại Đại học Quốc tế Cơ đốc giáo Tokyo, mô tả các khoản quyên góp trên là vị tha và hoàn toàn không phải là một trò chơi quyền lực của Nhật. Ông cũng nhắc lại cách mà Đài Loan, đặc biệt là một trong những nguồn viện trợ nước ngoài lớn nhất cho Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần năm 2011. “Và chúng tôi, dân Nhật đã không quên điều đó”, Phó giáo sư Stephen Nagy khẳng định.

 

Ông Stephen Nagy nói: “Nhật, Mỹ và các nước khác có thể thấy cách Trung Quốc xâm nhập bằng cách cung cấp vaccine Sinovac cho Philippines và những nước khác, điều này gây nguy hiểm cho khả năng của Tokyo trong việc giúp họ duy trì các nền kinh tế chiến lược đối với Trung Quốc”.

“Các quốc gia ở Đông Nam Á không muốn bị chèn ép giữa Trung Quốc và Mỹ. Mặc dù, vaccine Sinovac đã giúp họ mở cửa lại nền kinh tế sớm hơn nhiều, nhưng Nhật không coi đó là một hành động vị tha của Bắc Kinh. Bây giờ, Tokyo cũng muốn được coi là đang cung cấp hỗ trợ y tế cho các đồng minh của mình”.

Ông Stephen Nagy nói: “Tôi nghĩ rằng ngay sau khi Nhật tiêm chủng cho người dân trong nước, chúng ta sẽ thấy một sự tiếp cận lớn của Nhật đối với các quốc gia khác trong khu vực”. 

Có thể bạn quan tâm:

► Mỹ thách thức ngoại giao vaccine của Trung Quốc