Thứ Sáu | 21/03/2014 15:52

Liệu Nga có bán tháo vàng để đối phó các biện pháp trừng phạt?

Và việc này có thể tác động mạnh lên thị trường vàng toàn cầu?

Cách đây hai ngày, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố đóng băng tài sản của một số quan chứcNga, quan chức Ukraine và Crimea thân Nga, và cảnh cáo có thể tiếp tục gia tăng các biện pháp trừngphạt Nga.

Một số nhà kinh tế dự báo sau khi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của Mỹ và phương Tây đượcban hành cùng với tình hình tài chính trong nước căng thẳng, nhu cầu trong nước sẽ đình trệ, có thểkhiến nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái trong quí 1 và quí 2-2014, đồng thời tăng trưởng kinh tế cảnăm 2014 có thể bằng 0.

Một số người đề cập đến nguy cơ Ngân hàng trung ương Nga bán tháo vàng để bù đắp doanh thu dầumỏ giảm sút do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

Bán trái phiếu Mỹ

Trong thời gian từ ngày 1-3 đến 12-3, nợ trái phiếu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) do các tổchức nước ngoài nắm giữ giảm mạnh 104,5 tỉ đô la Mỹ. Thị trường dự đoán có thể do Ngân hàng trungương Nga bán trái phiếu của Mỹ để chuẩn bị chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ hoặc để thúcđẩy đồng rúp.

Từ đầu năm đến nay, đồng rúp Nga đã mất giá 11% so với đô la Mỹ và liên tục lập mức thấp kỷ lụcmới. Đầu tháng 3-2014, Ngân hàng trung ương Nga bất ngờ tăng lãi suất 150 điểm cơ bản để nâng đỡ tỷgiá đồng rúp.

Nhà kinh tế Steven Englander của Citigroup cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sử dụngvũ khí tài chính để chống lại Mỹ vì vũ khí tài chính là lợi thế lớn nhất, dễ kiểm soát mức độ vàhiệu quả nhanh hơn so với biện pháp trừng phạt thương mại. Cụ thể là bán tháo đô la Mỹ.

Câu hỏi đang nóng hiện nay của thị trường là liệu Ngân hàng trung ương Nga có bán tháo vàng haykhông?

Liệu Nga có bán tháo vàng?

Dữ liệu phát hành tháng 3-2014 của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho thấy Nga là nước có lượng dựtrữ vàng lớn thứ tám thế giới, với 1.034 tấn - chiếm 8,3% tổng lượng vàng dự trữ toàn cầu. Nămngoái, Nga đã mua ròng (chỉ mua mà không bán) khoảng 77 tấn vàng. Trong tháng 2 và 3-2014, lượng dựtrữ vàng của Nga giảm 0,5 tấn, ước tính với giá vàng đạt 1.367 đô la Mỹ/ounce, 0,5 tấn vàng trị giágần 22 triệu đô la Mỹ.

Cố vấn đầu tư vàng George Milling-Stanley cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư vàng cho nhiều ngânhàng trung ương nói với tờ International Business Times (Mỹ) rằng Nga bán vàng có thể làmtổn thương tâm lý thị trường nhưng sẽ không có tác động thực chất, trừ khi Nga bán rất nhiều.

Ông Milling-Stanley cho biết trong vài năm qua, Nga luôn là một trong 20 nước mua vàng nhiềunhất trên thế giới. Ông cho rằng vàng đáng tin cậy hơn so với đô la Mỹ và euro, vì vậy ngay cả khibị trừng phạt, thật khó tin Nga sẽ bán tháo vàng. Ông cho rằng Nga có thể sẽ bán đô la Mỹ có trongtay để ứng phó với biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Chuyên gia phân tích Michael Haigh của Ngân hàng Société Générale (Pháp) trong báo cáo tuần nàycũng cho rằng Ngân hàng trung ương Nga sẽ không bán tháo vàng. Tất nhiên, Nga có thể bán vàng để hỗtrợ nền kinh tế nhưng điều này sẽ không gây chấn động toàn bộ thị trường vàng như ảnh hưởng củaCyprus trước đó.

Tháng 4-2013, phương tiện truyền thông tiết lộ để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ, chính phủCyprus đã bán 400 triệu đô la Mỹ vàng dự trữ. Mặc dù sau đó, phát ngôn viên của Ngân hàng trungương Cyprus bác bỏ điều này nhưng tin đồn đã khiến giá vàng giảm gần 14% trong trong hai ngày12-4-2013 và 15-4-2013.

Nhiều nhà đầu tư vàng cho biết thậm chí Nga bán 1 tấn vàng cũng không ảnh hưởng đáng kể đến thịtrường vàng toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng trừ khi Nga giảm lượng lớn số vàng nắm giữ, nếu không sẽ không có tácđộng đáng kể đến thị trường.

Nguồn TBKTSG


Sự kiện