Thứ Hai | 24/03/2014 11:04

Liệu Mỹ và EU có tiến đến ký kết hiệp định thương mại TTIP?

Sự cần thiết của việc thắt chặt quan hệ kinh tế giữa Mỹ và EU càng được nhấn mạnh ngay sau khi Nga quyết định sáp nhập Crimea.
Trước khi hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Barack Obama và các quan chứccủa Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels, Michael Froman - Đại diện Thương mại Mỹ- cho biết, chưabao giờ Mỹ và EU thấy cần phải nối lại đàm phán Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên ĐạiTây Dương (TTIP) như thờiđiểm này, mặc dù ngày càng có nhiều sự phản đối.

Ông Froman nói: “Hiện tại, nếu theo dõi tình hình thế giới thì chỉ có 1 lý doduy nhất để EU và Mỹ hợp tác và chứng minh rằng, họ có thể nâng mối quan hệ lênmột tầm cao mới. Những diễn biến gần đây càng nhấn mạnh hơn tầm quan trọng củamối quan hệ xuyên Đại Tây Dương này. Xét về cả 2 mặt chiến lược và kinh tế, lýdo để ký kết TTIPchưa bao giờ đủ sức thuyết phục như tại thời điểm này”.

Nếu Hiệp định tự do thương mại song phương lớn nhất lịch sử này- cho phép EU nhập khẩu khí đốt của Mỹ - được thông qua thì đâysẽ là bước ngoặt lớn đối với giao thương của 2 bờ Đại Tây Dương.

Châu Âu nhận thấy, cần phải thắt chặt mối quan hệ với Mỹ trước những diễnbiến tại Crimea và sự phụ thuộc của khu vựcnày vào nguồn năng lượng của Nga. Karel De Gucht, Ủy viên Thươngmại châu Âu, cũng cảnh báo, Nga không còn là 1 đối tác đáng tin cậy.

Ông nói: “Chúng ta cần phải tìm hiểu rõ ràng mục đích của Nga khi chấp nhận sápnhập Crimea. Đây không đơn thuần chỉ là quanhệ quốc tế bình thường”.

Các nhà lãnh đạo của EU đã tổ chức một hội nghị cấp cao tại Brussels vào ngày20 và 21/3 để xem xét lại mối quan hệ với Nga và đẩy mạnh công tác tìm kiếmnguồn cung dầu và khí đốt mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của nướcnày. Ông Froman cũng vạch ra phương pháp giúp các công ty xuất khẩu khí ga tựnhiên dưới dạng lỏng bằng tàu chở dầu sang châu Âu.

Theo luật Mỹ, các công ty phải được Cơ quan năng lượng cấp giấy phép xuấtkhẩu, nhưng dưới hiệp định thương mại tự do (FTA), hoạt động xuất khẩu sẽ đơngiản hơn nhiều.

Hiện nay, châu Á đang là thị trường xuất khẩu hấp dẫn đối với khí đốt hóa lỏngcủa Mỹ. Ông Froman cho biết, sau khi nhập khí đốt từ Mỹ, các công ty châu Âu cũngcó quyền xuất khẩu loại hàng hóa này sang nơi khác và hoạt động xuất khẩu nàykhông phụ thuộc vào hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, chắcchắn, chính phủ EU đều muốn các công ty xuất khẩu khí đốt về khu vực.

Herman Van Rompuy and Jose Manuel Barroso, hai quan chức cấp cao của EU, dự địnhsẽ nhấn mạnh với Tổng thống Barack Obama về vấn đề năng lượng trong hội nghịthượng đỉnh tại Brusselsdiễn ra vào ngày 26/3.

Theoông De Gucht, chính phủ Mỹ cũng cho rằng, EU nên bớt phụ thuộc vào nguồn nănglượng của Nga.

Mỹ và EU đều cho rằng, hiệp định thương mại TTIP có thể tạo ra thêm 100 tỷ USD/năm cho cả 2 nền kinh tế cũng như tạo ra thị trường tiêu thụ lớn với 800 triệudân.

Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu đàm phán vào 8 tháng trước, các báo cáo theo dõitình hình ở châu Âu của Mỹ và nhiều lời cáo buộc cho thấy, các công ty lớn sẽ phốihợp với nhau, lợi dụng thỏa thuận thương mại để bòn rút sự hỗ trợ của cộng đồng.

Hiện tại, Mỹ và EUđang bất đồng quan điểm về cách thức mở cửa các thị trường, xóa bỏ rào cản thuếquan và thương mại, đặc biệt là đối với những hãng sản xuất xe ô tô như Ford,General Motors và Volkswagen. Hai bên đều cho rằng, phía đối tác vẫn chưa đủtham vọng.

Ông Froman nói: “Chúng tôi khẳng định lại rằng, mụctiêu của các cuộc đàm phán là xóa bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan. Hy vọng phíaEU cũng sẽ khẳng định lại điều này".

Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên ĐạiTây Dương (TTIP) là Hiệp định tự do thương mại song phương lớn nhất lịch sử giữa 2 nền kinh tế lớn trên thế giới là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Các cuộc đàm phán bắt đầu từ tháng 7/2013. Hiệp định này nhằm mục đích xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong giao thương giữa Mỹ và EU.

Nguồn Dân Việt/ CNBC


Sự kiện