Liên minh ngân hàng châu Âu - kế hoạch chỉ đẹp trên giấy?
Gần một năm trước, khi khủng hoảng đồng euro nổ ra, các lãnh đạo châu Âu táo bạo cam kết một liên minh nhằm phá vỡ những liên kết nguy hiểm giữa các chính phủ mắc nợ và các hệ thống ngân hàng liên kết, nơi những rắc rối của một tổ chức đe dọa kéo sụp cả các tổ chức khác. Tuy nhiên, một thỏa thuận có lẽ sẽ ra đời trong một hội nghị thượng định cuối tháng này sẽ ít nhiều làm yếu đi mối liên hệ luẩn quẩn này. Động thái này có lẽ chỉ làm tăng đe dọa tới sự ổn định thay vì giảm bớt chúng.
Kiềng ba chân cho một liên minh vững chắc
Hầu hết những người có liên quan đồng ý rằng về lý thuyết một liên minh ngân hàng phải có "3 chân". Đầu tiên là một người giám sát duy nhất để thảo ra các quy định chung và để thực thi chúng một cách thống nhất. Tiếp theo là những quyền hạn để giải quyết những ngân hàng thất bại, một điều khoản lịch sự để quyết định ai chịu thiệt hại; những quyền hạn cũng đòi hỏi một khoản tiền (hay ít nhất là một cam kết chi trả) để dọn dẹp những rắc rối còn lại của các ngân hàng phá sản và để bơm vốn cho các ngân hàng có thể tự đứng dậy.
"Chân thứ ba" là sự đảm bảo tin cậy trên khắp khu vực đồng euro cho các khoản tiền gửi để trấn an những người gửi tiền tiết kiệm rằng một đồng euro tại ngân hàng Italia hay Tây Ban Nha cũng an toàn như tại một ngân hàng Đức hay Hà Lan. Các chương trình bảo hiểm quốc gia cung cấp rất ít đảm bảo cho những người gửi tiền khi tài chính công lung lay và các khoản tiền gửi được bảo hiểm tạo ra một rắc rối lớn trong GDP hàng năm.
Đánh giá theo 3 yêu cầu kể trên, kế hoạch mới của châu Âu là một kế hoạch bủn xỉn. Phác thảo của nó xuất hiện trong một báo cáo chung công bố ngày 30/5 của Pháp và Đức. Sự tối giản của báo cáo cho thấy hội nghị thượng đỉnh sẽ chẳng mang tới được gì nhiều hơn việc chỉ ra một người giám sát và một cam kết thiết lập một "cơ chế giải quyết" được định nghĩa mơ hồ.
Nếu một số tiền lớn được cam kết thì nó có thể là một khoản quỹ nhỏ được huy động từ thuế đánh vào các ngân hàng và không có sự ủng hộ từ các chính phủ. Nếu quỹ cứu trợ của châu Âu, Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), được nhắc tới thì cũng chỉ được xem là phương sách cuối cùng để cấp vốn cho các ngân hàng sau khi các nước liên minh đã vỡ nợ đứng sau các ngân hàng của mình. Một quỹ bảo hiểm tiền gửi quy mô toàn eurozone có thể gây tranh cãi và việc nhắc tới nó không được "lịch sự".
Chính trị, luật pháp cản bước tiến trình thực hiện
Những lý do cho tiến triển ít ỏi này một phần là do chính trị, một phần là do luật pháp. Các quốc gia chủ nợ như Đức tất nhiên không thoải mái với việc những người nộp thuế nước mình phải chi trả cho những sai lầm của các nhà quản lý ngân hàng nước ngoài. Những yếu tố chính trị được xem là đặc biệt nghiêm trọng khi nó tới từ bảo hiểm tiền gửi, bởi theo lời một quan chức "nó gần với túi tiền của người dân". Ông này thẳng thắn lưu ý rằng Đức không thể thậm chí buộc các ngân hàng tiết kiệm nước mình tham gia chương trình bảo hiểu tiền gửi quốc gia.
Những thách thức về pháp lý cũng rất lớn. Mỗi nước trong khu vực đồng euro đều có quy định phá sản của riêng mình. Một sự thay đổi trong các hiệp ước điều chỉnh Liên minh châu Âu (EU) có thể cần phải cung cấp quyền lực cho một cơ quan giải quyết vấn đề mới để tịch biên tài sản của các ngân hàng và áp đặc thiệt hại cho các chủ nợ.
Những sự kiện bên ngoài phòng đàm phán cũng định hình lại "vóc dáng" của một liên minh ngân hàng. Các ngân hàng Síp được giải cứu đầu năm nay chìm sâu vào các khaonr tiết kiệm của những người gửi tiền không được đảm bảo để tái cấp vốn cho những người cho vay. Lặp lại chiến thuật đó sẽ có nguy cơ tiền gửi bay khỏi các ngân hàng yếu và tăng mạnh chi phí huy động của các ngân hàng. Tuy nhiên thay vì cam kết công quỹ để vực dậy các ngân hàng ở những nơi khác, một số chính trị gia chắc chắn sẽ chọn việc đánh vào những người gửi tiền không bảo đảm một lần nữa.
Với những ràng buộc về chính trị và pháp lý của liên minh ngân hàng, bất cứ tiến triển nào cũng đáng hoan nghênh. Để Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chịu trách nhiệm về các ngân hàng lớn nhất khu vực sẽ chấm dứt mối quan hệ hữu hảo giữa ngân hàng và các cơ quan quản lý, những người đã cho phép các ngân hàng Tây Ban Nha và Ireland tiếp tục cho vay trong khi bong bóng bất động sản và những tổ chức như Deutsche Bank hoạt động với số vốn ít ỏi. Nếu ECB tự chứng minh được mình là người giám sát hiệu quả, người châu Âu có thể sẵn sàng để thực hiện những bước tiếp theo. Đức là một ví dụ, nước này đã ám chỉ rằng trong thời gian tới sẵn sàng cho phép ESM bơm vốn trực tiếp cho các ngân hàng.
Một chiến lược từng bước tiến gần tới một liên minh ngân hàng toàn diện có thể hoạt động hiệu quả trong thời gian bình thường. Thực hiện chiến lược đó giữa một cuộc khủng hoảng là nguy hiểm. Trong năm tới, ECB sẽ có nhiệm vụ chẳng dễ dàng là đánh giá sức khỏe của các ngân hàng mà tổ chức này giám sát. Việc kiểm tra từ gốc tới ngọn này có thể tiết lộ những lỗ hổng lớn tại một số ngân hàng lớn. Tuy nhiên, nếu không tiếp cận được một lượng tiền lớn để lấp những lỗ hổng đó, ECB có có thể phải buộc các ngân hàng phải "thú tội". "Thật điên rồ khi để lộ việc thiếu vốn nếu họ không biết tìm nguồn vốn mới từ đâu", một người giám sát ngân hàng nói.
Ngay cả khi ECB có can đảm nói với các ngân hàng phải tăng vốn thì tổ chức này có thể thiếu thẩm quyền pháp lý để buộc các ngân hàng thực hiện nếu họ từ chối. Những chủ thể phải chịu lệnh của ECB có thể có những lý do của riêng mình để phàn nàn. "Nếu họ muốn phản đối một quyết định, họ sẽ tới đâu để kiện?" một người đứng đầu cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu đặt câu hỏi.
Một sự tách biệt giữa quyền giám sát các ngân hàng và trách nhiệm chi trả cho những sai lầm giám sát cũng là mối lo ngại. Những người nộp thuế tại một nước có các ngân hàng được phép nhận quá nhiều rủi ro sẽ có lý do chính đáng để khó chịu, họ không có cách nào nắm giữ trách nhiệm giám sát. "ECB là tổ chức đáng tin cây cuối cùng tại châu Âu," một quan chức ngân hàng than vãn, "Điều này có thể hủy diệt nó."
Nguồn Dân Việt/Economist