Chủ Nhật | 05/08/2012 08:06

Liên minh ngân hàng - Giải pháp cuối cùng để cứu eurozone?

Trong số nhiều giải pháp được đưa ra, xây dựng liên minh ngân hàng được coi là giải pháp cuối cùng và khả thi nhất trong việc cứu vãn tương lai eurozone.
Cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro (eurozone) đang bước vào những thời khắc quyết định. Chưa bao giờ người ta thấy một đồng tiền biểu trưng cho sức mạnh của cả một châu lục giờ đây lại trở nên yếu ở và mong manh đến thế.

Người ta bắt đầu đi tìm nguyên nhân vì sao eurozone lại lâm vào bước đường cùng như vậy. Rất nhiều lý do được đưa ra, cũng có nhiều đối tượng bị quy kết là thủ phạm đẩy eurozone tới hoàn cảnh hiện tại. Một trong số đó là người đứng đầu nước Đức, Thủ tướng Angela Merkel.

Tuy nhiên, một điều hiển nhiên là khủng hoảng đồng euro hoàn toàn không phải lỗi của bà Merkel.

Thủ phạm thực sự chính là những người đã sáng lập ra liên minh tiền tệ này, không ai khác chính là Francois Mitterrand, Helmut Kohl, Jacques Delors hoặc Romano Prodi - những người đã tạo ra một đồng tiền chung trên nền tảng kinh tế khu vực nghèo nàn và chế độ chính trị bất ổn. Bản thân những cha đẻ này cũng nhận thấy những thiếu sót chết người trong đứa con tinh thân của mình. Nhưng họ vẫn đặt cược vận mệnh của nó và hy vọng rằng những cuộc khủng hoảng trong tương lai sẽ buộc nó phải phát triển.

Thật không may, họ đã cố tình lờ đi những rối loạn về chức năng trong cấu trúc chính trị của châu Âu và cho kết nạp tràn lan các thành viên một cách thiếu chọn lọc. Kết quả là, những quốc gia có dân số ít hơn một tiểu bang của nước Mỹ như Luxembourg hay có nền kinh tế yếu kém như Hy Lạp cũng được phép gia nhập liên minh. Tệ hơn nữa, những quốc gia thiểu số đó lại được quyền phủ quyết bất cứ quyết định nào của eurozone.

g

Nguy cơ vỡ nợ của từng chính quyền địa phương tại Tây Ban Nha cho thấy bài học rằng, một liên minh tài chính song không có sự chuyển giao về quyền lực chính trị cho một cơ quan trung ương duy nhất thực sự là một ý tưởng điên rồ. Tuy nhiên, ngay cả khi eurozone đứng trước nguy cơ đổ vỡ, không một quốc gia châu Âu nào sẵn sàng từ bỏ chủ quyền của mình để cứu nguy cho liên minh.

Mặc dù xây dựng nên một liên minh còn nhiều thiếu sót, song những người có công sáng lập eurozone đều mục đích nhất định trong việc làm của mình. Họ hy vọng rằng khi khủng hoảng nổ ra, các nước ngoại vi có nguy vơ vỡ nợ sẽ chấp nhận từ bỏ chủ quyền của mình hoặc Đức sẽ nhượng bộ và mở cửa kho tiền dự trữ của mình.

Tuy nhiên, dù cố gắng phớt lờ những rủi ro có thể xảy ra, những người sáng lập nên eurozone đã không thể lường trước được rằng những kết quả tốt đẹp nhất mà họ dự tính cũng có thể trở thành thảm họa. Một mặt, Đức nhượng bộ tung gói cứu trợ, song do không có sự chuyển giao về quyền lực, gói cứu trợ đó chỉ có tác dụng trì hoãn thảm họa của eurozone. Mặt khác, việc cưỡng chế chuyển giao quyền lực chỉ khiến làm sau thêm mâu thuẫn quốc gia và hệ tư tưởng của châu  có thể phá hủy ít nhất trong một thế hệ.

Mặc dù vậy, đâu đó vẫn còn một điểm sáng cho tương lai ảm đạm của eurozone. Một liên minh ngân hàng sẽ là phép thử hiệu quả nhất đối với các giải pháp khả thi dành cho châu Âu về dài hạn. Đồng thời đó cũng là sự bổ khuyết giúp lấp đầy khoảng cách giữa cứu nguy tài chính và chuyển giao quyền lực.

Mặc dù vậy việc thuyết phục các nước thành viên chấp nhận chuyển giao quyền lực giám sát ngân hàng cho một cơ quan duy nhất là điều không hề đơn giản. Bên cạnh đó, việc từ bỏ quyền lực này sẽ gây tổn thất nghiêm trọng đối với các chính trị gia địa phương. Đó là lý do vì sao quá trình chuyển giao quyền lực cho một cơ quan duy nhất hoàn toàn không phải là việc làm dễ dàng.

Bên cạnh đó, để xây dựng được một liên minh ngân hàng có khả năng cứu vãn tương lai eurozone. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu sẽ phải giải quyết triệt để hai vấn đề chính.

x

Vấn đề quan trọng đầu tiên là quy mô cơ quan giám sát ngân hàng sẽ được thành lập bên trong Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Các quan chức eurozone đang cân nhắc liệu  có nên thành lập cơ quan giám sát với quy mô một hội đồng quản trị, bao gồm 17 ngân hàng trung ương quốc gia và 6 thành viên trong ban điều hành của ECB hay không. Tuy nhiên, một cơ cấu có quy mô lớn như vậy sẽ gây khó khăn cho việc ra quyết định. Do đó, quy mô ban chấp hành với 6 thành viên xem ra khả thi hơn, song các nước lớn sẽ có xu hướng thống trị nó. Và khi đó, người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là các ngân hàng của những quốc gia yếu thế hơn trong eurozone.

Vấn đề quan trọng tiếp theo là làm thế nào ngành bảo hiểm châu Âu có thể trang trải kinh phí khi một nước rời eurozone. Những nhà sáng lập đã cố tình lờ đi phương án dự phòng cho trường hợp này, và hy vọng điều tồi tệ nhất đó sẽ không xảy ra. Ở thời điểm hiện tại, dù nguy cơ đó vẫn chỉ là phỏng đoán song ngành bảo hiểm châu Âu cũng cần phải lên giải pháp ứng phó với trường hợp xấu nhất.

Chẳng hạn, nếu Athens có ý định rời eurozone, điều gì sẽ xảy đến với những người gửi tiền ở Hy Lạp? Nếu câu trả lời là: họ sẽ mất sạch số tiền gửi, thì lúc đó các công ty bảo hiểm châu Âu sẽ không thể ngăn được làn sóng rút tiền ồ ạt khỏi các ngân hàng, bởi lẽ người Hy Lạp không muốn khoản tiết kiệm của họ bị đổi ra đồng drachma kém giá trị. Tuy nhiên, nếu số tiền tiết kiệm đó được bảo hiểm bằng đồng euro, thì ngành bảo hiểm châu Âu lại phải đối mặt với nguy cơ rủi ro đạo đức do bảo trợ cho sự ra đi của Hy Lạp.

Dù vẫn còn quá nhiều rào cản để tiến tới xây dựng một liên minh ngân hàng vững chắc, song tầm nhìn về một châu Âu thống nhất là vô cùng giá trị. Với tầm nhìn đó, những cha đẻ của eurozone đã cố gắng làm tất cả, bất chấp rủi ro, để đem lại vinh quanh cho châu Âu. Giờ đây, trách nhiệm đó thuộc về thế hệ kế nhiệm họ, những người sẽ phải lựa chọn giữa việc hiện thực hóa giấc mơ châu Âu thống nhất hoặc phải để nó chết yểu theo cách ít tốn kém nhất.

Nguồn Bloomberg/Khampha


Sự kiện