Liên Hợp Quốc tăng cường lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã chấp thuận kế hoạch tăng gầngấp đôi lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan để bảo vệ thường dân. Các mối lođang lớn dần cùng báo cáo về các ngôi mộ tập thể xuất hiện giữa đợt đổ máu sắctộc của đất nước trẻ nhất thế giới này.
Hành động này diễn ra sau khi nhà điều phối cứu trợ của LiênHợp Quốc ở nước này nói con số người chết trong 10 ngày bạo lực vừa qua đã lêntới hàng ngàn. Trước đó ước tính mới chỉ cho mức hàng trăm thôi.
“Khi tôi nhìn vào các bệnh viện ở các thị trấn quan trọng,và tất cả các bệnh viên ở thủ đô, với số lượng thương vong, đây không còn làtình huống chỉ có vài trăm người mất mạng nữa,” theo ông Tony Lanzer phát biểuvới truyền hình BBC.
Buổi phỏng vấn diễn ra trong tổ hợp trại Liện Hợp Quốc trongthành phố Bentiu do quân nổi dậy kiểm soát.
Với khoảng 45.000 thường dân tìm kiếm trú ẩn ở các căn cứLiên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an đã nhất trí cho phép kế hoạch tăng lực lượngquân gìn giữ hòa bình lên 12.500 quân và 1.323 cảnh sát. Kế hoạch do Tổng thưký LHQ Ban Ki-moon đề xuất.
Số nhân sự tăng thêm sẽ củng cố các trại Liên Hợp Quốc nơidân thường đang tìm kiếm nơi trú ngụ. Nhưng Ban cảnh báo là “ngay cả với mứctăng thêm này chúng ta vẫn không thể bảo vệ tất cả các thường dân gặp nạn ở NamSudan.”
Bạo lực nổ ra ở thủ đô Juba hôm 15/12 và chia đất nước 10,8triệu dân thành hai phe tộc Nue và Dinka. Nam Sudan đã tách ra khỏi Sudan theohiệp định hòa bình 2011 để chấm dứt nhiều thập kỷ chiến tranh.
Thế giới đã cố gắng hàn gắn mâu thuẫn giữa Tổng thống SalvaKiir người Dinka với thủ lĩnh nổi dậy từng là phó tổng thống Riek Machar ngườiNuer. Ông Kiir đã sa thải ông Machar hồi tháng bảy.
“Dù khác biệt thế nào cũng không có lý do biện minh được chobạo lực bùng phát ở quốc gia trẻ này,” Ông Ban Ki-moon nói sau cuộc bỏ phiếu. “Đâylà một cuộc khủng hoảng chính trị và nó cần một giải pháp chính trị hòa bình.
Xung đột đã ảnh hưởng tới sản xuất dầu ở Nam Sudan, chiếm98% nguồn thu chính phủ. Bộ trưởng Dầu mỏ Stephen Dhieu Dau nói sản lượng đã giảm45.000 thùng/ngày còn là 200.000 thùng/ngày sau khi giếng dầu tỉnh Unity củachính phủ phải đóng cửa.
Ông Dau nói giếng dầu ở tỉnh Thượng nguồn Nile nơi phần lớndầu Nam Sudan được khai thác, vẫn an toàn và ngoài tầm với của quân nổi dậy.
Tổng thống Kiir nói quân chính phủ đã tái chiểm thủ đô tỉnh Jongleilà thành phố Bor, một thị trấn quan trọng đã rơi vào tay phiến quân trung thànhvới ông Machar.
Hầu hết xung đột diễn ra giữa hai phe Dinka và Nuer trongQuân đội Giải phóng Nhân dân Sudan, nhưng vẫn có báo cáo du kích và thanh niênđã tấn công các nhóm thuộc bộ tộc thù địch. Cả hai ông Kiir và Machar nói xungđột này mang tính chính trị chứ không phải sắc tộc.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân Quyền Navi Pillay nói có một mộtập thể chứa xác 75 lính của bộ tộc Dinka được phát hiện gần Bentiu. Nhưng pháiđoàn UNMISS cho biết không thể xác minh là có một mộ như vậy ở Bentiu. Thôngbáo của họ cho hay rất có thể tin được phóng đại từ một trận đánh nhỏ với 15người chết.
Pillay cũng nói “dường như còn lại ít nhất là hai mộ tập thểnữa ở Juba.” UNMISS nói họ đang điều tra các trường hợp này.
Chính phủ Juba nói họ không chịu trách nhiệm về mộ tập thể Bentiu.Nơi này đang thuộc kiểm soát của quân nổi dậy của ông Machar.
Liên Hợp Quốc nói khủng hoảng đã làm 81.000 người mất nhà dùcon số thực sẽ còn cao hơn. Hàng chục nghìn người đã trú ngụ ở các trại LHQ.
Hoa Kỳ di chuyển línhthủy đánh bộ lại gần
Lầu Năm Góc nói hôm thứ ba họ đã chuyển khoảng 50 lính thủyđánh bộ tới Uganda từ lực lượng đóng ở Djibouti có khoảng 150 người. Họ sẽ hỗtrợ việc sơ tán của người Mỹ ở Nam Sudan.
Một máy bay tiếp liệu cũng đã được chuyển tới Uganda.
Việc triển khai đội phản ứng khủng hoảng của Marine tớiDjibouti là để hỗ trợ đợt sơ tán bất thành công dân Mỹ khỏi tỉnh Bor cuối tuầntrước. 4 lính Mỹ đã bị thương khi máy bay quân sự của họ bị trúng đạn dưới đất.
Các công dân Mỹ và người nước ngoài ngày hôm sau được sơ tánkhỏi khu vực nhưng vẫn chưa rõ còn bao nhiêu người nước ngoài ở trong NamSudan.
Quốc tế rất quan tâmtới đàm phán và đối thoại
Hoa Kỳ hối thúc cả hai bên đình chiến và ngồi vào bàn đàmphán. Đặc phái viên của Mỹ ở Nam Sudan, ông Donal Booth , đang ở Juba cố thuyếtphục hai bên đồng ý.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã thông cáo kêu gọi các bênngừng chiến.
Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc là một nhà đầu tư dầu mỏlớn ở Nam Sudan, đã phải sơ tán một số công nhân của họ.
Vụ trưởng Ngoại giao Trương Minh nói Trung Quốc đang theodõi sít sao xung đột và ảnh hưởng tới các nước láng giềng. Ông có mặt ở cuộc gặpvới các nhà ngoại giao của thành viên tổ chức Phát triển Liên chính phủ ĐôngPhi IGAD. Sudan và Kenya cũng là hai nước có mặt trong IGAD.
Phái viên Liên Hợp Quốc về diệt chủng và nghĩa vụ bảo vệ,Adama Dieng và Jennifer Welsh cảnh báo các cuộc tấn công chống thường dân vànhân viên Liên Hợp Quốc sẽ bị coi là tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lạiloài người.
Cả hai ông Kiir và Machar đã nói sẵn sàng đối thoại, nhưngMachar muốn chỉ bắt đầu sau khi các đồng minh chính trị bị bắt giam đã được thảra. Yêu cầu đó bị chính phủ Nam Sudan từ chối thẳng thừng.
Hội đồng An ninh và Hòa bình của Liên minh châu Phi đã kêu gọiKiir “tính tới việc giải phóng tù chính trị đang bị giam ở Juba để tăng tốc đốithoại và khuyến khích đóng góp vào công cuộc tìm kiếm giải pháp.”
Nguồn Reuters