Đại dịch có thể là lý do lớn nhất cho sự gia tăng căng thẳng nhân đạo.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi tăng cường viện trợ để giúp 160 triệu người
Theo The Economist, mỗi năm, Liên Hiệp Quốc đưa ra một đánh giá về thực trạng thế giới được xây dựng cẩn thận từ góc độ nhân đạo. Đánh giá xem xét mức độ cần thiết giúp đỡ để ngăn chặn thảm họa ở các quốc gia dễ bị tổn thương nhất.
Một năm trước, Liên Hiệp Quốc dự đoán rằng 168 triệu người sẽ cần hỗ trợ vào năm 2020. Vào năm 2021, con số này cao hơn 40% ở mức kỷ lục là 235 triệu người. Con số này gần như bằng với số người ở Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới.
Theo đó, Liên Hiệp Quốc sẽ cần 35 tỉ USD để hỗ trợ 160 triệu người nghèo nhất trong số này, với khoảng 4/5 ở châu Phi và Trung Đông thuộc 56 quốc gia.
Nguyên nhân chính của sự gia tăng là COVID-19. Đại dịch không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của cộng đồng mà còn ảnh hưởng đối với các nền kinh tế. Do suy thoái kinh tế, giá lương thực tăng và sự sụt giảm lượng kiều hối từ nước ngoài làm tăng thêm hàng triệu người nghèo. Họ sẽ không tồn tại nếu không có sự giúp đỡ.
Đại dịch cũng đang có tác động trực tiếp đến sức khỏe ngoài khả năng ảnh hưởng của virus. Ở những nơi dễ bị tổn thương, các dịch vụ cứu sống như tiêm chủng, phòng chống sốt rét và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng bị thu hẹp.
Vaccine mang lại hy vọng trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Tuy nhiên, các nước giàu nhất định tiếp cận vaccine nhanh nhất. Họ dành quá ít sự chú ý đến số lượng và loại thích hợp nhất có sẵn cho những nơi nghèo nhất.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu có thể cấp phép có điều kiện đối với vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna sớm nhất là vào nửa cuối tháng 12. Ảnh: Market Watch. |
Vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech cần được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp. Ông Lowcock nói: “Thành thật mà nói, khó có quốc gia nào có thể nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu về dây chuyền lạnh. Việc vội vàng chuyển các nỗ lực thành công với chi phí tiêm chủng định kỳ (chẳng hạn như chống lại bệnh sởi) với tác động cứu mạng cao hơn ở nhiều nơi nghèo và bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng chưa chắc đã là biện pháp tốt”.
Đại dịch có thể là lý do lớn nhất cho sự gia tăng căng thẳng nhân đạo. Nhưng 2 yếu tố dài hạn khác cũng đang đẩy căng thẳng nhân đạo tăng lên. Một là sự nóng lên toàn cầu. Nhiều quốc gia chịu rủi ro cao nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã có những vấn đề nhân đạo lớn. Thứ 2 là xung đột, đang lan rộng rắc rối ở một số nơi.
Viện trợ nhân đạo ngày càng giảm trong khi nhu cầu viện trợ ngày càng tăng. Ảnh: UN OCHA Financial Tracking Service. |
Chi tiêu của Mỹ và Đức cho viện trợ ngày càng tăng. Nhưng các nước vùng Vịnh đã trở nên kém hào phóng hơn. Hồi tuần trước, Anh tuyên bố cắt giảm 4 tỉ bảng Anh (5,3 tỉ USD) viện trợ nước ngoài. Họ đình chỉ cam kết dành 0,7% GDP cho phát triển quốc tế. “Một khoản tiết kiệm ngân sách nhỏ cho Vương quốc Anh sẽ tác động lớn đến những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới,” theo ông Lowcock, cựu lãnh đạo Bộ Phát triển Quốc tế của Anh.
Nếu Liên Hiệp Quốc kết thúc thiếu hụt so với mục tiêu 35 tỉ USD, thì họ sẽ phải chuyển nguồn tiền mà họ có để giảm bớt tình trạng tồi tệ nhất của thảm họa. Việc tập trung vào cứu trợ khẩn cấp sẽ ảnh hưởng đến sự hỗ trợ lâu dài hơn. Kết quả là có nhiều nơi sẽ ở bên bờ vực của nạn đói lâu hơn. Điều này có nghĩa là một khoản tiền nhân đạo đang gia tăng.
Một bà mẹ Yemen cho đứa con đang đói của mình bú khi đứa bé được điều trị ở Yemen, tháng 10.2020. Ảnh: The Guardian. |
Tuy nhiên, nhiều tia sáng tích cực vẫn tồn tại. Thứ nhất, các thử nghiệm trong “hành động dự đoán”, nơi Liên Hiệp Quốc hành động sớm khi các chỉ số chính cho thấy việc giải phóng quỹ có thể giúp ngăn chặn thảm họa sâu hơn, đã cho kết quả đáng khích lệ.
Thứ 2, việc điều chỉnh đối với đại dịch đã đẩy nhanh sự thay đổi trong lĩnh vực nhân đạo, giống như trong các ngành khác. Tiền mặt đang được triển khai hiệu quả hơn. Công nghệ như trí tuệ nhân tạo cũng đang được sử dụng để lập bản đồ bùng phát dịch bệnh. Các máy bay không người lái được triển khai để cung cấp vật tư y tế và các mẫu xét nghiệm.
Thứ 3, chính quyền Biden mới có thể tạo ra sự khác biệt. Ông Biden có kế hoạch đưa Mỹ trở lại Hiệp định Paris. Ông Joe Biden đã báo hiệu ưu tiên gắn bó trong việc giải quyết biến đổi khí hậu bằng cách chỉ định cựu Ngoại trưởng John Kerry làm đặc phái viên về khí hậu.
Nhưng tất cả những thay đổi này sẽ mất thời gian để hiển thị kết quả. Trong khi đó, 235 triệu người có nguy cơ mắc bệnh vào năm 2021. Những điểm sáng chỉ lấp ló trong bóng tối.
Có thể bạn quan tâm: