Thứ Tư | 12/09/2012 21:48

Lịch sử tác động từ các gói kích thích của Mỹ lên thị trường chứng khoán

Sau mỗi gói kích thích, thị trường chứng khoán Mỹ đều tăng mạnh.
Tốc độ phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn khá trì trệ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chịu sức ép ngày càng lớn phải tung ra gói kích thích hay nới lỏng định lượng lần 3 (QE3).

Hiện còn khá nhiều tranh cãi về tác dụng cũng như hậu quả của QE3. Tuy nhiên, về tác động của gói kích thích đến thị trường chứng khoán Mỹ, lịch sử đã cho thấy thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau mỗi lần kích thích. Trong đó, chỉ số S&P 500 tăng gấp 2 lần từ gần 700 điểm lên sát 1.400 điểm kể từ năm 2009 đến nay.

Chỉ số S&P tăng mạnh sau mỗi lần kích thích của Fed.
Chỉ số S&P tăng mạnh sau mỗi lần kích thích của Fed.

Khi Fed tung ra gói nới lỏng lần 1 (QE1) vào tháng 3/2009 và kết thúc vào tháng 5/2010, thị trường chứng khoán Mỹ tăng 71% mặc dù sau đó thị trường giảm 12%.

Tiếp đó đến tháng 8/2010, Fed tung ra QE2, thị trường chứng khoán tăng 27%, nhưng giảm 15% sau đó. Đến tháng 10 năm ngoái, Fed triển khai chương trình hoán đổi trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn (Operation Twist), thị trường tiếp tục tăng khoảng 25%.
 
Với gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3), chỉ số S&P 500 được dự báo có thể lập kỷ lục trong khoảng từ 1.450-1.470 điểm. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đi xuống sau quyết định của Fed.

Nguồn Investment Perspectives/Khampha


Sự kiện