Chủ Nhật | 02/09/2012 08:51

Lịch sử hệ thống tiền tệ thế giới kể từ năm 1821

Hệ thống tiền tệ quốc tế có lịch sử hơn 200 năm với những biến động cùngi sự ra đời của các ngân hàng trung ương, thế chiến, cơ chế tỷ giá.
Dưới đây là sự biến đổi của hệ thống tiền tệ quốc tế hay cơ chế tỷ giá hối đoái từ năm 1821 đến nay:

1. Bản vị vàng cổ điển

s

Từ năm 1821 đến 1914, hấu hết các tiền tệ trên thế giới đều được quy đổi sang vàng. Anh là quốc gia đầu tiên áp dụng cơ chế này vào năm 1821, tiếp đến là các nước khác vào những năm 1870. Hầu hết các nước thuộc địa sẽ quy đổi tiền tệ của mình theo vàng.

Kết quả là kinh tế toàn cầu được kết nối thông qua việc sử dụng chung cơ chế quy đổi vàng, tiền. Bảng Anh được coi là quan trọng nhất trong hệ thống này bởi Anh là siêu cường tại thời điểm đó, là nước đầu tiên áp dụng cơ chế quy đổi và cũng là nước kiên trì tuân thủ mức quy đổi 0,25 oz/bảng.
2. Thời kỳ thả nổi

s

Thế chiến thứ I giai đoạn 1915-1925 đã làm sụp đổ hệ thống bản vị vàng. Trong khi gần như cả thế giới ngừng quy đổi tiền tệ theo vàng thì Mỹ vẫn theo đuổi cơ chế này thêm vài năm nữa.

Chính điều này đã giúp nâng vị thế của đồng USD với vai trò là một đồng tiền dự trữ quốc tế. Giai đoạn thả nổi cơ chế tỷ giá đầu thế kỷ 20 – khi mà các chính phủ có thể tự do can thiệp thị trường – bị coi là giai đoạn hỗn loạn và bất ổn. Do đó, sau chiến tranh, các nước dự định khôi phục lại cơ chế trước Thế chiến thứ I.

3. Hệ thống bản vị vàng giữa 2 cuộc thế chiến

a

Sau Thế chiến I, việc khôi phục kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết cho các nước châu Âu, do đó các nước đã tiến tới thỏa thuận lập một trật tự mới trong quan hệ thương mại, tín dụng và tiền tệ quốc tế.

Tại hội nghị Genoa năm 1922, các nước thừa nhận vai trò của đồng bảng Anh là đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế. Do đó thực tế, chế độ tiền tệ lúc này là chế độ bản vị bảng Anh.
4. Hệ thống thả nổi trước hiệp ước Bretton Woods

s

Các chính phủ châu Âu lần lượt phá vỡ cam kết tuân thủ hệ thống bản vị vàng khiến hệ thống tiền tệ quốc tế tiếp tục theo cơ chế thả nổi, duy chỉ có USD vẫn theo cơ chế neo tỷ giá với vàng. Tuy nhiên, hệ thống này suy yếu dần trong giai đoạn Đại suy thoái những năm 1930.

Đến năm 1934, tổng thống Mỹ lúc đó là Roosevelt đã ra sắc lệnh cấm dự trữ vàng và giảm tỷ lệ quy đổi còn khoảng từ 20 USD/oz -35 USD/oz Ngoài ra, sắc lệnh cũng yêu cầu người dân không xuất khẩu vàng, và chuyển vai trò dự trữ vàng sang cho Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
5. Hiệp định Bretton Woods về neo tỷ giá
s

Năm 1944, 730 đại biểu đến từ 44 quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire, năm 1944 để để xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế.

Các nước đã thống nhất thành lập ra một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods - bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng USD gắn với vàng.

Do tại thời điểm đó Mỹ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất của thế giới và giữ gần như toàn bộ lượng vàng của thế giới nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng USD với quy đổi theo vàng là 35 USD/oz.
6. Hiệp định Smithsonian

s

Tháng 12/1971, hiệp định Smithsonian ra đời, đòi hỏi USD giảm giá khoảng 8% so với các đồng tiền khác. Biên độ dao động giá trị các đồng tiền được nới rộng đến 2,5% của tỷ giá ấn định. Tháng 3/1973, hiệp định này chấm dứt, kết thúc kỳ nguyên của Bretton Woods.
7. Thả nổi ở phương Tây và cơ chế neo tỷ giá linh hoạt ở các nước đang phát triển

v

Sau khi hiệp định Smithsonian chấm dứt, USD giảm mạnh so với vàng. Hàng loạt các nước đang phát triển bỏ cơ chế neo tỷ giá theo USD, trở về cơ chế thả nổi như đầu thế kỷ 20 và chỉ có một số ít nước, đặc biệt ở châu Á vẫn neo tỷ giá theo USD.

8. Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu

d

Vài năm áp dụng cơ chế thả nổi, đến cuối những năm 1970, Cộng đồng châu Âu đã thiết lập một hệ thống hợp tác về tỷ giá hay cong gọi là ERM. Theo đó các ngân hàng trung ương thành viên có thể can thiệp thị trường để duy trì biên độ tỷ giá 2,25% giữa đồng tiền của nước họ với một đồng tiền khác. Đây có thể gọi là cơ chế bán neo tỷ giá (semi-peg).

Đến tận năm 1990, Anh mới tham gia vào hệ thống này, nhưng cũng rời hệ thống 2 năm sau đó khi chính phủ nước này không chấp nhận việc ấn định biên độ theo ERM. Cũng trong giai đoạn này, tỷ phú George Soros được cho là đã thu về 1 tỷ USD nhờ bán khống bảng Anh. Khoảng 10 năm sau đó, đồng euro ra đời và các tiền tệ khác được quy đổi theo euro khiến euro trở thành tiền tệ chính thức khi thị trường chứng khoán chính ở Italia, Đức và Pháp được định giá bằng đồng tiền này.

Trong khi đó, USD vẫn đóng vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu, có tỷ giá thả nổi so với các đồng tiền chính và vàng. Hầu hết các nước Đông Nam Á vẫn duy trì cơ chế tỷ giá cố định hoặc linh hoạt với USD cho đến trước khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.

Nguồn Business Insider/Khampha


Sự kiện