Chỉ đứng sau lĩnh vực công nghệ, các công ty tiêu dùng không thiết yếu đã cắt giảm hơn 160.000 việc làm kể từ đầu tháng 10. Ảnh: Getty Images.
Làn sóng sa thải toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt
Khoảng 51.000 việc làm đã bị cắt giảm trên toàn thế giới trong tháng 6, con số thấp nhất kể từ tháng 12, theo phân tích của Bloomberg về thông báo cắt giảm nhân sự của gần 1.300 công ty. Số liệu tháng 6 giảm 25% so với tháng 5, đánh dấu lần giảm thứ tư trong năm tháng.
Các công ty dường như cũng đang ít thắt chặt việc cắt giảm quy mô hơn. Quy mô sa thải trung bình trong quý thứ hai là khoảng 8% tổng lực lượng lao động của công ty, giảm từ khoảng 10% trong hai giai đoạn trước.
Cùng với các báo cáo về tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ ở Mỹ, nơi các nhà tuyển dụng đã tạo thêm gần 210.000 việc làm vào tháng trước, dữ liệu cho thấy giấc mơ của các Ngân hàng Trung ương có thể sớm trở thành hiện thực: nền kinh tế hạ nhiệt dần, lạm phát được kiểm soát mà không gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng các nhà kinh tế vẫn đang theo dõi chặt chẽ để xem liệu sức mạnh thị trường lao động này có giữ vững được hay không.
Nguồn: Bloomberg. |
Số lượng nhân viên bị sa thải gia tăng trong năm qua diễn ra sau một thời kỳ tỷ lệ sa thải thấp hơn mức trung bình vào năm 2021 và đầu năm 2022, do một số doanh nghiệp tiếp tục tuyển dụng quá mức trong khi những doanh nghiệp khác phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động trầm trọng.
Lĩnh vực công nghệ, dẫn đầu với việc cắt giảm hơn 200.000 nhân sự kể từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi vào tháng 10, đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong việc sa thải, qua các thông báo vào tháng trước – giảm gần 70% so với tháng 5. Một phần có thể là do hầu hết các công ty đã ngừng tuyển dụng quá mức như trong thời kỳ đại dịch.
60.000 công nhân đã bị sa thải tại Amazon, Meta và Alphabet kể từ tháng 10 - dữ liệu cho thấy nhiều nhân viên công nghệ bị sa thải đã có thể tìm được việc làm mới tương đối nhanh chóng. Mặc dù thị trường việc làm dành cho các kỹ sư phần mềm có thể không còn suôn sẻ như trước đây, nhưng các công ty và công ty khởi nghiệp nhỏ hơn trong các ngành truyền thống hơn như ngân hàng và sản xuất ô tô đã tận dụng cơ hội để thu hút những tài năng hàng đầu. Sự tái hấp thu nhanh chóng của những nhân viên bị sa thải trở lại lực lượng lao động có thể là một yếu tố góp phần vào tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục.
Chỉ đứng sau lĩnh vực công nghệ, các công ty tiêu dùng không thiết yếu đã cắt giảm hơn 160.000 việc làm kể từ đầu tháng 10. Trong đó, công ty cấp thiết bị an toàn ô tô Thụy Điển Autoliv, đã chiếm vị trí hàng đầu trong số các doanh nghiệp thông báo cắt giảm vào tháng 6, báo cáo kế hoạch loại bỏ khoảng 8.000 nhân sự. Việc thu hẹp quy mô này diễn ra khi hoạt động tại các nhà máy từ Mỹ đến Nhật Bản chậm lại, do các đơn đặt hàng bị đình trệ và lãi suất tăng khiến việc đầu tư vào thiết bị chi phí cao trở nên tốn kém hơn. Các công ty công nghiệp cũng cho nhiều công nhân nghỉ việc, cắt giảm gần 80.000 việc làm.
Tuy nhiên, trong số tất cả các vụ sa thải hàng loạt mà Bloomberg đã theo dõi, làn sóng cắt giảm lớn nhất cho đến nay là khoảng 35.000 việc làm, sau thương vụ mua lại Credit Suisse của UBS. Việc sáp nhập diễn ra nhanh chóng trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng lớn khác ở Phố Wall cũng đã thực hiện nhiều đợt sa thải do quá trình giao dịch chậm lại khi đối mặt với lãi suất cao hơn và bất ổn kinh tế. Nhưng kể từ tháng 10/2022, chỉ hơn 100.000 việc làm đã bị mất trên toàn cầu trong lĩnh vực tài chín, theo phân tích của Bloomberg.
Mặc dù lạm phát đã có dấu hiệu nới lỏng, tăng trưởng tiền lương cho người lao động Mỹ sẽ khó khăn hơn so với dự báo của các nhà kinh tế. Và khi các Ngân hàng Trung ương tiếp tục tăng lãi suất, rủi ro tăng lên khi chi phí vay cao hơn sẽ dẫn đến đầu tư thấp hơn và tăng trưởng chậm hơn.
Trước khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên của dữ liệu kinh tế và thị trường, một số nhà dự báo, như Bank of America Corp. và Citigroup Inc., đã đẩy lùi các dự báo về suy thoái từ năm nay sang một thời điểm nào đó trong năm 2024.
Có thể bạn quan tâm:
Ấn Độ cân nhắc cấm xuất khẩu hầu hết các loại gạo
Nguồn Bloomberg