Làn sóng đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc khuấy động phong trào đình công
Các công ty đang rời khỏi Thâm Quyến - khu vực phát kinh triển kinh tế lâu đời nhất của Trung Quốc - do chi phí tài sản và lao động tăng cao. Kể từ năm 2000, chi phí đất và lao động của Thâm Quyến tăng mạnh, khiến lợi nhuận của các công ty giảm. Mức lương tối thiểu của thành phố tăng vọt lên 1.500 nhân dân tệ (tương đương 237 USD) mỗi tháng - mức cao nhất trong cả nước. Tiền thuê nhà máy cũng tăng hơn 30% kể từ năm 2000.
Hơn nữa, chính quyền thành phố cũng đang khuyến khích đóng cửa các nhà máy trong một số lĩnh vực để thúc đẩy xây dựng thành công khu vực tài chính và dịch vụ (theo chân Phúc Kiến). Kế hoạch "chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp" nhằm nâng tỉ lệ thương mại lên 25% đã khiến khoảng 10.000 công ty phải di dời. Trong đó 4.000 công ty sẽ chuyển đến Khu vực hợp tác đặc biệt Thâm Quyến - Sán Đầu và 5.500 công ty được chuyển giao cho các khu vực khác ở tỉnh Quảng Đông.
Jin Xinyi, thành viên của Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Quốc gia chi nhánh địa phương cho biết nhiều công ty lớn đang chuyển hướng hoạt động sang những khu vực khác của Trung Quốc hay nước ngoài nhưng vẫn giữ trụ sở chính ở Thâm Quyến. Trong khi đó các công ty nhỏ hơn đang giải quyết vấn đề bằng cách cắt giảm chi phí lao động.
Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy nỗ lực của Thâm Quyến để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khiến hoạt động sản xuất sụt giảm. Tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến giảm 6% trong 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.
Trước đây, Thâm Quyến cũng đã 2 lần tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lần đầu tiên diễn ra vào năm 1985 khi các công ty trong lĩnh vực chế biến rút khỏi thành phố. Lần thứ 2 là vào giữa những năm 1990 sau khi chính quyền không chấp nhận đơn yêu cầu đăng kí của các nhà máy chế biến cấp thấp do khuyến khích các ngành công nghệ cao phát triển.
Nguồn Market Watch/DVT