Các y tá chăm sóc bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Vibhavadi ở Bangkok vào ngày 26.4. Ảnh: AFP.
Làn sóng COVID-19 mới ở Thái Lan đánh sập các bệnh viện
Theo Nikkei Asian Review, làn sóng COVID-19 mới đã thúc đẩy các nước Đông Nam Á thắt chặt các hạn chế đối với hoạt động kinh doanh và xã hội khi tình trạng thiếu giường bệnh kéo dài từ Thái Lan, Malaysia đến Philippines.
Làn sóng mới tấn công Thái Lan
Bangkok đã đóng cửa nhiều cơ sở kinh doanh bao gồm rạp chiếu phim, phòng tập thể dục và công viên trong 2 tuần kể từ ngày 26.4. Hầu hết các tỉnh của Thái Lan đã quy định mức phạt 20.000 baht (635 USD) cho việc không đeo khẩu trang nơi công cộng. Trong nhiều ngày, Malaysia đã có các ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày lơ lửng ở 4 chữ số bất chấp các biện pháp khẩn cấp nhằm kiểm soát sự lây lan. Tổng số ca nhiễm tích lũy của Philippines cũng cán mốc 1 triệu ca vào hôm 26.4.
Một nhân viên y tế thu thập tăm bông để xét nghiệm từ một người đàn ông ở quận Klong Toey, Bangkok. Ảnh: Bangkok Post. |
Làn sóng mới tấn công Thái Lan ngay khi nước này tìm cách mở cửa lại nền kinh tế vốn phụ thuộc vào du lịch. Sự xuất hiện các biến thể của virus Corona làm gia tăng các ca bệnh ở các nước châu Á khác, đặc biệt là Ấn Độ, cũng là nguy cơ đánh sập tham vọng mở cửa của Thái Lan.
Hôm 27.4, Thái Lan đã báo cáo 2.179 ca mắc mới, nâng tổng số lên 59.687 ca nhiễm COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Số ca nhiễm mới cao kỷ lục ở nước này được ghi nhận hôm 24.4 với 2.839 ca.
Tâm chấn của đợt lây nhiễm thứ ba bắt đầu vào cuối tháng 3 ở Bangkok với 993 ca nhiễm hôm 27.4. Tuần trước, chính phủ Thái Lan cảnh báo rằng giường bệnh ở Bangkok có thể cạn kiệt trong vòng 6 đến 8 ngày tới nếu tình hình không được kiểm soát.
Các bệnh viện dã chiến đã được chuẩn bị sẵn sàng ở Bangkok và các tỉnh xung quanh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã từ chối chuyển đến đó và chọn cách li tại nhà. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm do nhiều bệnh nhân vẫn tiếp xúc với những người thân và bạn bè của họ.
Tiến sĩ Apisamai Srirangson, phát ngôn viên của Trung tâm Quản lý Tình huống COVID-19 cho biết: số ca bệnh nặng hàng ngày ở Bangkok đang tăng lên, từ 109 ca vào ngày 21.4 lên 255 vào ngày 27.4. Và số bệnh nhân phụ thuộc vào máy thở cũng tăng lên từ 42 lên 104 trong cùng giai đoạn.
Cho đến nay, Thái Lan đã ghi nhận 163 ca tử vong do COVID-19. Chính phủ nước này dường như đang chuẩn bị cho số người chết cao hơn trong những ngày tới. Tuần trước, Văn phòng Phật giáo Quốc gia Thái Lan đã ra lệnh cho các chùa không được từ chối dịch vụ hỏa táng cho những người chết vì căn bệnh này.
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các nạn nhân COVID-19 được nhận các nghi thức cuối cùng", Giám đốc của Văn phòng Phật giáo Quốc gia Thái Lan cho biết.
Để ngăn chặn làn sóng mới, chính quyền Bangkok đã áp đặt việc đóng cửa các cơ sở kinh doanh mới thay cho các cơ sở kinh doanh hiện tại đã đóng cửa, cụ thể như quán bar và quán rượu. Các trung tâm mua sắm sẽ hoạt động trong thời gian ngắn hơn từ 11 giờ sáng đến 9 giờ tối, trong khi các cửa hàng tiện lợi chỉ có thể mở cửa từ 5 giờ sáng đến 10 giờ tối.
Khoảng 50 trong số 77 tỉnh của Thái Lan yêu cầu người dân đeo khẩu trang nơi công cộng. Yêu cầu đeo khẩu trang nhanh chóng trở nên phổ biến trên khắp Thái Lan sau khi những người lao động nhập cư trong nước ở Bangkok mang virus về quê của họ trong dịp Tết Songkran vào tháng này.
Các ca nhiễm COVID-19 ở Đông Nam Á. Ảnh: WHO. |
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã trở thành nhân vật đầu bị phạt 6.000 baht (190 USD) vào ngày 26.4 do không đeo khẩu trang nơi công cộng. Điều đó càng làm tăng sự chỉ trích của công chúng về việc chính phủ không ngăn chặn được làn sóng lây nhiễm thứ ba.
Làn sóng lây nhiễm thứ 3
Sự xuất hiện của làn sóng thứ ba được bắt nguồn từ các hộp đêm ở Bangkok, nơi các chính trị gia và doanh nhân quyền lực nước này thường lui tới. Việc triển khai vaccine chậm chạp cùng với nguyên nhân bắt nguồn làn sóng lây nhiễm thứ 3 đã thúc đẩy sự giận dữ của người dân.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha bị phạt 190 USD vì không đeo khẩu trang. Ảnh: Reuters. |
Chương trình tiêm chủng của nước này chỉ bao phủ 1,8% dân số trưởng thành được tiêm liều đầu tiên, trong khi 0,3% dân số được tiêm liều thứ hai.
Thái Lan phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất vaccine trong nước của công ty Siam Bioscience, một phần trong tổng tài sản kinh doanh khổng lồ của Vua Maha Vajiralongkorn. Công ty công nghệ sinh học này đặt mục tiêu vượt qua các cuộc kiểm tra chất lượng của một số phòng thí nghiệm ở châu Âu và Mỹ và đăng ký vaccine với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan, trước khi tung ra thị trường vào tháng 7, chậm hơn một tháng so với kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm:
► Biến thể mới có phải là nguyên nhân gây ra thảm họa COVID-19 ở Ấn Độ?