Indonesia là một trong những nền kinh tế châu Á mới nổi được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ​​trong năm nay. Ảnh: EPA.

 
Hải Miên Thứ Tư | 21/09/2022 19:00

Lần đầu tiên sau 30 năm, các nền kinh tế đang phát triển châu Á sẽ phát triển nhanh hơn Trung Quốc

ADB cho biết Indonesia, Philippines là những điểm sáng nhưng Ấn Độ, Pakistan lại đang chùn bước.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết việc giãn cách xã hội vì đại dịch COVID đã khiến tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc trong năm nay chậm hơn nhiều so với các nước còn lại của khu vực châu Á, lần đầu tiên sau hơn 3 thập kỷ.

Trong một báo cáo cập nhật về Triển vọng Phát triển Châu Á được công bố ngày 21/9,  tổ chức này đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc xuống 3,3% từ mức 5,0% vào tháng 4. Ngân hàng cũng cắt giảm dự báo cho năm tới từ 4,8% xuống 4,5%.

Theo đuổi chiến lược zero-COVID, nền kinh tế lớn nhất khu vực đã áp đặt các biện pháp phong tỏa để chống lại sự bùng phát dịch bệnh, ngay cả khi các quốc gia khác nới lỏng các hạn chế và mở cửa lại nền kinh tế từ lâu.

ADB cho biết, những đợt phong tỏa lắc nhắc đó của Trung quốc đã làm tăng thêm thách thức kinh tế khác mà khu vực phải đối mặt. Bên cạnh đó thách thức còn bắt nguồn từ cuộc chiến của Nga và Ukraine, đẩy lạm phát lương thực và nhiên liệu toàn cầu lên cao, đồng thời khiến lãi suất tại các nền kinh tế tiên tiến tăng vọt.

 

Khu vực châu Á đang phát triển nói chung được dự báo sẽ tăng trưởng 4,3% vào năm 2022, giảm so với ước tính 5,2% vào tháng 4. ADB cho biết, nếu loại trừ Trung Quốc, khu vực này được dự báo sẽ tăng trưởng 5,3%.

Trong năm 2023, khu vực châu Á mới nổi được dự báo sẽ tăng trưởng 4,9% thay vì 5,3%.

“Các nước Châu Á phát triển đang tiếp tục phục hồi, nhưng rủi ro vẫn còn lớn”, Nhà kinh tế Albert Park của ADB cho biết.

Ông nói: “Nền kinh tế thế giới đang đứng trước ngưỡng suy thoái sẽ làm suy yếu nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của khu vực. Chính sách tiền tệ được thắt chặt ​​ở các nền kinh tế tiên tiến có thể dẫn đến bất ổn tài chính. Còn tăng trưởng ở Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức từ việc phong tỏa liên tục và lĩnh vực bất động sản yếu kém."

ADB dự báo lạm phát trong khu vực sẽ tăng tốc lên 4,5% trong năm nay, từ mức 3,7% trong dự báo trước đó. Mức tăng giá dự kiến ​​sẽ ổn định ở 4,0% trong năm tới, nhưng hiện vẫn cao hơn mức dự báo trước đó là 3,1%.

Ngân hàng cho biết lạm phát gia tăng dự kiến ​​sẽ làm giảm sự phục hồi của Nam Á, vốn được dự đoán sẽ tăng 6,5% trong năm nay, thay vì 7,0%. Dự báo tăng trưởng cho Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất Nam Á, đã bị cắt giảm từ 7,5% xuống 7,0%, với mức mở rộng 7,2% được dự đoán trong năm tới.

Nền kinh tế của Sri Lanka bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng dự kiến ​​sẽ thu hẹp 8,8% trong năm nay, trước khi giảm xuống 3,3% vào năm 2023. Pakistan, tăng 6% tính tới tháng 6 năm 2022. 

việc giãn cách xã hội vì đại dịch COVID đã khiến tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc trong năm nay chậm hơn nhiều so với các nước còn lại của khu vực
Việc giãn cách xã hội vì đại dịch COVID đã khiến tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc trong năm nay chậm hơn nhiều so với các nước còn lại của khu vực.

Tuy nhiên, vẫn có điểm sáng ở những nơi khác trong khu vực. Dự báo tăng trưởng của Đông Nam Á cho năm nay đã được nâng từ 4,9% lên 5,1% và dự kiến ​​mở rộng 5,0% vào năm 2023. Dự báo cải thiện năm nay được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh hơn ở Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, được dự đoán sẽ tăng 5,4%. Philippines hiện được ước tính tăng 6,5%, thay vì 6,0%.

Có thể bạn quan tâm: 

Đế chế dầu Nga vẫn lãi đậm mặc các lệnh trừng phạt

Nguồn Nikkei Asia