Ảnh: Bloomberg.
Làm sao chi tiêu có thể tăng lên khi mọi người cảm thấy chán nản?
Theo Chỉ số Khốn khổ (Misery Index), người Mỹ không có nhiều lý do để cảm thấy khốn khổ đến thế. Nhưng có lẽ xu hướng tâm lý này của họ mới chỉ bắt đầu.
Được phát minh bởi nhà kinh tế học Arthur Okun, Chỉ số Khốn khổ dùng để đánh giá mức độ khổ trong cuộc sống của người dân tại các quốc gia, dựa vào tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và lạm phát trên tăng trưởng GDP đầu người trong năm. Chỉ số này nổi lên lần đầu tiên trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976, khi ông Jimmy Carter chỉ ra mức độ nghiêm trọng của nó trong chiến dịch lật đổ Tổng thống Gerald Ford. Thế nhưng ít lâu sau, khi Tổng thống Carter tái tranh cử với Ronald Reagan vào năm 1980, chỉ số này thậm chí còn cao hơn.
Theo WSJ, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng do dịch bệnh COVID đã đưa Chỉ số khốn khổ lên mức cao nhất trong gần bốn thập kỷ vào tháng 4/2020. Tỉ lệ thất nghiệp giảm, nhưng sau đó lạm phát tăng cao nên vào giữa năm ngoái, Chỉ số Khốn khổn vẫn cao đáng kể. Kể từ đó, với việc lạm phát hạ nhiệt và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp, chỉ số này đã giảm mạnh: Vào tháng 11, số liệu của Bộ Lao động cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở mức 3,7% và giá tiêu dùng tăng 3,1% so với một năm trước đó, tỉ lệ này là 6,8, so với 12,5 vào tháng 6/2022.
Tuy nhiên, các thước đo về thái độ của người tiêu dùng chỉ mới được cải thiện gần đây và vẫn còn khá thấp. Cụ thể, Đại học Michigan đã báo cáo vào ngày 22/12 rằng chỉ số tâm lý người tiêu dùng của trường đã tăng lên 69,7 trong tháng 12 từ mức 61,3 của tháng 11. Con số này vẫn thấp hơn một chút so với mức 71,8 vào tháng 4/2020. Trong khi vào tháng 2/2020, nó ở mức 101.
Điều này rất đáng tò mò. Về mặt lịch sử, ngược lại với Chỉ số Khốn khổ - Chỉ số Hạnh phúc, có xu hướng tăng và giảm cùng với chỉ số tâm lý người tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa hai yếu tố này giúp giải thích một bí ẩn đối với nhiều người: Làm thế nào người Mỹ vẫn có thể tăng chi tiêu, kể cả trong mùa mua sắm nghỉ lễ vừa qua, khi mà họ quá bi quan? Một phần quan trọng của câu trả lời là thị trường việc làm mạnh mẽ cùng với lạm phát hạ nhiệt mang lại mức tăng lương thực tế được điều chỉnh theo lạm phát, giúp mọi người có thu nhập để tiếp tục chi tiêu.
Điều đó không có nghĩa là cảm giác của mọi người không ảnh hưởng tới việc chi tiêu. Trong nghiên cứu được thực hiện với ông Jeffrey Fuhrer và ông David Wilcox, nhà kinh tế học Christopher Carroll của Johns Hopkins phát hiện ra rằng, chỉ số tâm lý người tiêu dùng Michigan thực sự có một số giá trị dự đoán về chi tiêu. Nhưng thu nhập lao động thực tế còn quan trọng hơn nhiều.
Vì vậy, câu hỏi lớn hơn không phải là tại sao người Mỹ lại chi tiêu mặc dù đang ở trong tình trạng khó khăn rõ ràng như vậy, mà là tại sao các thước đo tâm lý lại ở mức thấp ngay cả khi số liệu việc làm và lạm phát gần đây cho thấy họ không nên khốn khổ đến vậy.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng thấp hơn Chỉ số Hạnh phúc. Ảnh: WSJ. |
Ông Carroll nói rằng, sự phân cực chính trị gia tăng đang đóng một vai trò ở đây. Đảng Cộng hòa đã kém vui hơn nhiều kể từ khi Tổng thống Biden đắc cử, đến mức chỉ số tâm lý tiêu dùng của Michigan đối với họ hiện nay thấp hơn nhiều so với thời điểm đại dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế vào đầu năm 2020.
Cũng có thể là, mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt nhưng trải nghiệm lạm phát gần đây của người Mỹ vẫn để lại dư âm lâu dài. Thước đo giá tiêu dùng của Bộ Lao động trong tháng 11 cao hơn 19% so với trước khi đại dịch xảy ra. Một phân tích được thực hiện bởi các nhà kinh tế học Ryan Cummings và Neale Mahoney cho thấy tác động của cú sốc lạm phát đối với tâm lý thị trường có thể giảm dần theo thời gian.
Bản thân đại dịch cũng để lại dấu ấn khi mà người Mỹ cũng đã trải qua một trong những thời kỳ đau khổ nhất trong lịch sử. Mong đợi họ cảm thấy tốt hơn chỉ vì nền kinh tế gần đây đang hoạt động khá tốt có thể là yêu cầu hơi quá.
Sự phân cực chính trị khó có thể tốt hơn trong năm bầu cử tổng thống, nhưng những ký ức về cả lạm phát và đại dịch có thể sẽ tiếp tục mờ nhạt. Khi đó người tiêu dùng có thể sẽ sớm cảm thấy bớt đau khổ hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trong kỷ nguyên Internet không quảng cáo, doanh thu đến từ đâu?
Nguồn WSJ