Lạm phát Trung Quốc thấp nhất 18 tháng
Giá thực phẩm tăng 2,3% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2013, sau khi tăng 4,1% trong tháng 3. Giá rau và thịt lợn giảm mạnh là và nguyên nhân khiến lạm phát trong tháng 4 của Trung Quốc tăng chậm lại. Giá của các mặt hàng phi lương thực tăng 1,6% trong tháng 4 so với mức tăng 1,5% của tháng 3.
Chỉ số giá sản xuất giảm 2% trong tháng 4, đánh dấu tháng giảm thứ 26 liên tiếp sau đợt giảm 2,3% của tháng 3. Mức giảm này cao hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế là 1,9%. Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc đã có đợt giảm dài nhất kể từ năm 1997.
Dữ liệu ngày nay thêm dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước vẫn câm lặng, với giá cả hàng hóa giảm làm trầm trọng thêm dư thừa trong các ngành công nghiệp bao gồm thép và xi măng. Thiếu áp lực lạm phát sẽ cho phép Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế nếu cả năm mục tiêu khoảng 7,5 phần trăm Thủ tướng Lý Khắc Cường bị đe dọa.
Số liệu công bố ngày hôm nay càng chứng tỏ nhu cầu trong nước của Trung Quốc vẫn đang chững lại với giá cả hàng hóa giảm, sản lượng của các lĩnh vực công nghiệp như thép và xi măng dư thừa.
Việc thiếu áp lực lạm phát sẽ cho phép Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ kinh tế đạt được mức tăng trưởng mục tiêu của chính phủ là 7,5%.
Liu Li-Gang, chuyên gia kinh tế tại tập đoàn ngân hàng Australia & New Zealand, nhận định, nguy cơ giảm phát đã tăng lên; đồng thời, việc hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng có thể giúp lãi suất cho vay giảm đáng kể đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Lạm phát vẫn thấp hơn ít nhất 1 điểm % so với mức mục tiêu lạm phát cả năm của chính phủ là 3,5%. Theo ước tính trung bình của Bloomberg News, lạm phát sẽ ở mức 2,6% trong năm 2014.
Nguồn Theo DVO/ Bloomberg