Thứ Hai | 25/06/2012 11:40

Lạm phát toàn cầu giảm mạnh

Nguyên nhân chính là sự giảm giá của lương thực thực phẩm.
Ngân hàng thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu bán niên trong đó có các thông tin về lạm phát của các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Lạm phát toàn cầu giảm mạnh trong nửa cuối năm 2011 và đầu 2012

Ở những quốc gia phát triển, mức lạm phát giảm không nhiều, từ 2,7% xuống còn 2,5% cùng kỳ.

d

Ngược lại, lạm phát ở các nước đang phát triển đã giảm mạnh xuống còn 5% trong 3 tháng đầu năm 2012 từ mức trung bình 7,2%  của năm 2011. Sự giảm giá của lương thực thực phẩm là yếu tố chính dẫn đến giảm lạm phát ở các nước này. Ngoài ra, tại thị trường mới nổi, mức giảm của lạm phát còn được phản ánh bởi sự ổn định của giá dầu cùng với giá trị các đồng tiền không có nhiều biến động.

y
Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập thực của người dân, đặc biệt là các hộ gia đình thành thị, nơi mà chi phí cho lương thực có thể chiếm đến một nửa tổng chi phí của mỗi hộ.

Lạm phát tại các khu vực có sự khác nhau đáng kể

Lam phát trong khu vực Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương đã giảm mạnh từ đỉnh 8% cuối năm 2010 xuống chỉ còn 1,6% vào cuối tháng 4/2012 (lạm phát so sánh 3 tháng). Nguyên nhân chính của việc này là sự chậm lại của lạm phát ở Trung Quốc.

Nhóm 4 nước ASEAN lạm phát giảm nhẹ từ 5% xuống còn 3,5% trong quý I năm 2012 với giá lương thực ổn định và tỷ giá hối đoái tăng nhẹ. Một trường hợp ngoại trừ là Indonesia, sự tăng trưởng kinh tế trong nước mạnh mẽ đã gây ra lạm phát mạnh.

Lạm phát ở châu Âu và Trung Á giảm xuống còn 3,1% thể hiện sự hồi phục của Nga, Ukraina và một vài quốc gia Trung Á khác sau vụ hạn hán nặng nề năm 2010. Tuy nhiên, lạm phát chung ở khu vực Mỹ Latinh đã tăng lên

Ở khu vực Trung Đông và Bắc châu Phi, những biến động trong quá trình chuyển tiếp của các quốc gia Ả-rập vẫn là thành tố chính quyết định sự phát triển kinh tế và biến động giá.

Lạm phát khu vực Nam Á đã giảm đáng kể với những tiến bộ từ Ấn Độ. Đầu năm 2010, lạm phát ở khu vực này cao ờ mức 18% thì đến tháng 3/2012, mức này chỉ còn 9%. Ở khu vực tiểu vùng Sahara châu Phi, tình hình lạm phát ở Nam Phi đã cải thiện nhiều với mức 5% vào tháng 4/2012. Tuy vậy, lạm phát ở các nước còn lại trừ Nam Phi vẫn là 14,2% do thời tiết xấu và giá lương thực cao.

Nhưng một sự khác nhau quan trọng giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu. Các nước xuất khẩu dầu đang sử dụng nguồn lực này để tăng đầu tư và chi tiêu của chính phủ cũng như củng cố việc đáp ứng nhu cầu trong nước (ví dụ như Ghana và Sierra Leon).

Chỉ số CPI của nhóm nước này tăng tốc lên 17% và đầu năm 2012 từ mức 6,8% vào giữa năm trước đó. Cùng lúc đó, lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu lại giảm nhở giá dầu thời gian này khá cân bằng, từ 10% giàm xuống còn 7.2%. Vẫn thiếu dữ liệu cập nhật mới nhất nhưng rất có thể lạm phát ở các nước xuất khẩu đang giảm nhẹ còn ở các nước nhập khẩu đang có hiện tượng bắt kịp với các nước xuất khẩu còn lại.

Mặc dù lạm phát giảm là xu hướng chung nhưng một vài quốc gia vẫn phải đối mặt với tình hình tồi tệ hơn.

Một vài quốc gia vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng. Một số nguyên nhân dẫn tới việc này là: một số quốc gia tiếp tục phát triển quá nóng, tăng trưởng GDP cao hơn GDP tiềm năng tạo ra một môi trường giúp cho các nhà cung cấp dễ dàng tăng giá như trong trường hợp của Argentina, Brazin và Ghana, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguồn Stox.vn


Sự kiện