Thứ Ba | 08/01/2013 15:11

Lạm phát là dấu hiệu tốt với thị trường chứng khoán

Nhiều người tin rằng doanh thu doanh nghiệp sẽ tăng theo lạm phát, do đó lạm phát ở tốc độ vừa phải có thể là một điều tốt với chứng khoán.
Trong phân tích mới đây, nhà kinh tế David Kelly - người từng giữ chức vụ phó tổng thống Mỹ đồng thời là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) trang web mydeco.com - cho biết lạm phát nhẹ là một dấu hiệu tốt đối với thị trường chứng khoán.

Lý giải điều này, ông Kelly cho biết lạm phát tốt cho cổ phiếu bởi hầu như tất cả mọi người đều dự đoán doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng trưởng song song với lạm phát, bởi khi lạm phát xảy ra, doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá để bù lại thiệt hại và phần tăng này sẽ do người tiêu dùng gánh chịu.

Ông Kelly lưu ý rằng trong bối cảnh hiện tại, khi lạm phát thấp và có xu hướng tăng, lợi nhuận từ các loại cổ phiếu đã tăng 20%. Ngoài ra, trong trường hợp lạm phát cao nhưng có xu hướng giảm, lợi nhuận từ các loại cổ phiếu cũng tăng 23%.
Đồ thị về suất sinh lời của 4 loại tài sản chính là cổ phiếu, trái phiếu, T-bill và hàng hoá trong các điều kiện lạm phát khác nhau, lấy từ báo cáo gần đây của JP Morgan. Đồ thị  cho thấy lạm phát đang thấp & tăng, hoặc đang cao & giảm xuống là điều kiện tốt nhất cho chứng khoán. Điều này cũng dễ hiểu vì doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng theo lạm phát, doanh nghiệp có thể tăng giá bán để chuyển phần thiệt hại do lạm phát cho người tiêu dùng gánh chịu. (Nguồn đồ thị và phân tích: VFPress)
Đồ thị về suất sinh lời của 4 loại tài sản chính là cổ phiếu, trái phiếu, T-bill và hàng hoá trong các điều kiện lạm phát khác nhau, lấy từ báo cáo gần đây của JP Morgan. Đồ thị cho thấy lạm phát đang thấp & tăng, hoặc đang cao & giảm xuống là điều kiện tốt nhất cho chứng khoán. Điều này cũng dễ hiểu vì doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng theo lạm phát, doanh nghiệp có thể tăng giá bán để chuyển phần thiệt hại do lạm phát cho người tiêu dùng gánh chịu. (Nguồn đồ thị và phân tích: VFPress)

Trước đó, trong bài phân tích đăng tải trên tạp chí Forbes hồi tháng 9/2012, nhà nghiên cứu James Furey thuộc công ty nghiên cứu thị trường New Port Beach nhận định nhiều nhà đầu tư thường liên kết lạm phát với lợi nhuận cổ phiếu- và đây cũng là sự lặp lại của những quan điểm truyền thống thập niên 1970. Tuy nhiên, James Furey cho rằng bản thân lạm phát không khiến lợi nhuận cổ phiếu giảm, mà yếu tố tác động chính là phản ứng của các ngân hàng trung ương, điển hình là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Bằng cách tăng lãi suất để hạn chế bong bóng lạm phát, các ngân hàng trung ương vô tình tạo ra một cuộc suy thoái nhẹ và điều này đặc biệt gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Fed và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã hạ lãi suất về gần bằng 0, và do đó, lạm phát lại trở thành yếu tố tốt, giúp hỗ trợ cổ phiếu.

"Lạm phát ở thời điểm này giúp giải quyết được khá nhiều vấn đề, từ giúp làm giảm nợ công cho đến khiến các nhà đầu tư có cảm giác mọi thứ đang được cải thiện. Trong khi đó, các doanh nghiệp có thể tăng chi phí và kiếm được nhiều tiền hơn thông qua áp dụng các công nghệ", ông Furey viết.

Nguồn Business Insider/Khampha


Sự kiện